Triệu chứng lâm sàng và các bệnh lý kèm theo bệnh mất ngủ ở người già
Giấc ngủ là một trong những hành vi phổ biến nhất của con người vì một người trung nay bình bỏ ra 1/3 cuộc đời để ngủ. Mặc dù chức năng chính của giấc ngủ đến vẫn chưa được hoàn toàn được biết rõ nhưng giấc ngủ là rất cần thiết cho con người.
Thực trạng mất ngủ ở người già
Thực trạng mất ngủ ở người già
Trên thế giới, dân số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên tiếp tục tăng nhanh từ 205 triệu ở hiện tại lên con số dự kiến là 2 tỷ người vào năm 2050 [1]. Một trong những chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất ở người lớn tuổi là chứng mất ngủ. Có tới 50% người lớn tuổi phàn nàn về việc khó bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ [2].
Tỷ lệ mất ngủ ở người lớn tuổi cao hơn so với người trẻ tuổi. Tỷ lệ người cao tuổi mắc các triệu chứng mất ngủ dao động từ 30% đến 48%, trong khi tỷ lệ mắc chứng rối loạn mất ngủ dao động từ 12% đến 20% [3].
Một nghiên cứu trên 6.800 người lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên) cho thấy tỷ lệ mắc các triệu chứng mất ngủ là 5% mỗi năm [4], với tỷ lệ mắc hàng năm là 7,97% sau 1 năm theo dõi [5], khoảng 50% bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ [6].
Giải thích từ ngữ:
Rối loạn giấc ngủ là một nhóm các loại bệnh, bao gồm các rối loạn của việc bắt đầu và duy trì giấc ngủ, mất ngủ, buồn ngủ quá mức, rối loạn quy trình ngủ-thức và các rối loạn chức năng liên quan đến giấc ngủ, các giai đoạn ngủ hoặc ảnh hưởng một phần (các hành vi, cử động bất thường trong lúc ngủ) [7].
Mất ngủ là tình trạng không thể ngủ được trong một khoảng thời gian [8].
Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25% [9]. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”.
Nguyễn Thị Thu Hoài (2020) cho thấy tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém ở người bệnh cao tuổi tại Việt Nam là 55,9% [10]. Tình trạng già hóa dân số và chất lượng giấc ngủ giảm xút là yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và sức khỏe cộng đồng nói chung.
Các bệnh lý liên quan đến mất ngủ
Các bệnh lý liên quan đến mất ngủ
Mất ngủ nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả sẽ nâng cao tỷ lệ mắc một số bệnh lý liên quan. Những bệnh lý liên quan có thể kể đến là bệnh tâm thần, bệnh tim, ung thư, suy giảm nhận thức.
Bệnh tâm thần
Mất ngủ và các rối loạn tâm thần như trầm cảm và lo âu có mối quan hệ hai chiều. Những người lớn tuổi bị mất ngủ có nguy cơ tăng 23% các triệu chứng trầm cảm [13]. Nghiên cứu của học giả Cole [14] hay của học giả Perlis [15] đã ghi nhận nguy cơ mắc trầm cảm tăng cao ở những bệnh nhân lớn tuổi bị mất ngủ dai dẳng.
Nghiên cứu của học giả Pigeon ghi nhận 44% bệnh nhân lớn tuổi bị trầm cảm sau 6 tháng bị mất ngủ dai dẳng, và chỉ có 16% bệnh nhân lớn tuổi bị trầm cảm trong số những người không bị mất ngủ [16]. Ngoài ra, mất ngủ cũng làm tăng nguy cơ người cao tuổi có xu hướng tự tử [17].
Bệnh tim mạch
Một nghiên cứu tổng hợp-phân tích của học giả Schwartz [18] về các triệu chứng mất ngủ và mối liên quan của chúng với bệnh tim, sau khi điều chỉnh theo độ tuổi và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác, nhóm các học giả đã xác định rằng tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh tim do các triệu chứng mất ngủ dao động từ 1,47% đến 3,90%.
Mất ngủ và rối loạn giấc ngủ có liên quan đến tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và có thể là đột quỵ [19]. Trong nghiên cứu của Gottlieb [20], chỉ ra những người trưởng thành (trung niên trở lên) ngủ 5 giờ hoặc ít hơn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với những người ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm.
Ung thư và suy giảm nhận thức
Một nghiên cứu của học giả Troxel [21] đã chứng minh rằng những người bị mất ngủ có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn những người không bị mất ngủ.
Nghiên cứu của học giả Sigurdardottir [22] cũng chứng minh rằng các triệu chứng mất ngủ có thể dẫn đến tăng tỷ lệ bị các bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt. Các triệu chứng mất ngủ kéo dài cũng có liên quan đến nguy cơ phát triển suy giảm nhận thức cao hơn [23].
Nhà nghiên cứu Sexton [24] đã kết luận có một mối tương quan giữa chất lượng giấc ngủ kém và teo vỏ não ở người lớn tuổi, dẫn đến suy giảm nhận thức và khó khăn trong di chuyển hàng ngày.
Giải thích từ ngữ:
Hội chứng chuyển hóa được định nghĩa là một nhóm các chứng bệnh – cao huyết áp, tăng đường – máu, dư thừa mỡ trung tâm hay bất thường về cholesterol – xảy ra đồng thời, làm tăng nguy cơ các bệnh tim-mạch và các vấn đề khác về sức khỏe như đột quỵ, đái tháo đường…[25]
Ảnh hưởng đến xã hội
Mất ngủ được coi là một nguy cơ độc lập gây ra tình trạng khó khăn trong công việc, nghỉ ốm và giảm hiệu suất làm việc [26]. Tác giả Alan G Wade khi phân tích dưới góc độ kinh tế, đã kết luận rằng chứng mất ngủ có liên quan đến chi phí trực tiếp và gián tiếp cao của hệ thống chăm sóc sức khỏe và xã hội [27].
Theo tác giả này, mặc dù các định nghĩa và thang đo được sử dụng để đánh giá chất lượng giấc ngủ là khác nhau ở các nghiên cứu, nhưng hậu quả xã hội của chứng mất ngủ là rất lớn và bao gồm suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như tăng cường mức sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Tác động của chất lượng giấc ngủ kém và suy giảm chức năng vào ban ngày do chứng mất ngủ gây ra có thể dẫn đến những tác động gián tiếp đến xã hội như năng suất làm việc thấp hơn, tăng thời gian nghỉ ốm và tỷ lệ tai nạn xe cơ giới cao hơn.
Triệu chứng lâm sàng kèm theo bệnh mất ngủ
Giải thích từ ngữ:
Triệu chứng lâm sàng: là các triệu chứng của bệnh được phát hiện ngay trên giường bệnh hoặc tại chỗ khám bằng giác quan của bác sĩ [11].
Theo học giả Buysse D. J., mất ngủ thường được phân loại theo ba triệu chứng nổi bật vào ban đêm là khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không liền mạch, hay mệt mỏi dai dẳng mặc dù ngủ đủ giấc. Triệu chứng ngủ chập chờn không liền mạch là phổ biến nhất (50% đến 70%), tiếp theo là khó đi vào giấc ngủ (35% đến 60%) và hay mệt mỏi dai dẳng mặc dù ngủ đủ giấc (20% đến 25%) [12].
Bệnh mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh khi đêm xuống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần-vật lý của người bệnh vào ban ngày.
Cũng theo học giả Buysse D. J., có chín triệu chứng lâm sàng của người bệnh vào ban ngày có liên quan đến bệnh mất ngủ vào ban đêm, bao gồm:
– Mệt mỏi hoặc khó chịu
– Suy giảm sự chú ý, tập trung hoặc suy giảm trí nhớ
– Rối loạn các hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp, kết quả học tập kém
– Rối loạn tâm trạng, cảm thấy khó chịu
– Buồn ngủ ban ngày
– Giảm động lực, năng lượng, trí sáng tạo
– Dễ mắc lỗi hoặc gặp tai nạn khi làm việc, khi lái xe
– Căng thẳng, đau đầu hoặc các triệu chứng tiêu hóa do mất ngủ
– Luôn quan tâm, lo lắng về giấc ngủ
Nếu vào ban ngày, bạn hay người thân của bạn có những triệu chứng nêu trên thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân mất ngủ và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Kết luận
Tình trạng mất ngủ dai dẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần của người lớn tuổi, mà còn là nguyên nhân chính dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác.
Ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu như khó vào giấc ngủ, bồn chồn lo lắng khi ngủ, người bệnh cần nhanh chóng đến bác sĩ chuyên môn để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân mất ngủ và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Hiện nay, đã có rất nhiều phương pháp điều trị chứng mất ngủ ở người già mà không dùng đến thuốc. Trong đó phải kể đến phương pháp hỗ trợ điện trường cao áp. Phương pháp hỗ trợ điện trường cao áp sẽ giải quyết tốt các nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người già như giảm đau nhức xương khớp, hạn chế căng thẳng lo âu.
Thông qua cơ chế kích thích các kênh ion trên màng tế bào dẫn đến thay đổi điện thế màng và hoạt động tế bào, gây ra hiệu ứng nhiệt do dòng điện trường, dẫn đến tăng nhiệt độ tế bào kích thích hoạt động tế bào giúp cơ bắp co thắt và giãn ra, giảm co thắt cơ và giảm đau nhức.
Điện trường cao áp cũng cung cấp các dòng điện trường giúp kích thích các vùng não liên quan đến giấc ngủ, cân bằng hoạt động hệ thần kinh, tăng cường lưu thông máu não. Nhờ vậy, giảm căng thẳng, lo âu – những nguyên nhân thường dẫn đến mất ngủ.
Tuy nhiên, điện trường cao áp là một phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn các chẩn đoán của bác sĩ. Đồng thời, điện trường cao áp không phù hợp với tất cả mọi người, phụ nữ mang thai, người có máy tạo nhịp tim và một số bệnh lý khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.