Mất ngủ, khó ngủ ở người già: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị không dùng thuốc
Mất ngủ hay còn gọi là chứng khó ngủ, là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khoẻ tổng thể. Khó ngủ sẽ khiến người già cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, có thể suy nhược và gia tăng các bệnh nền
Người già cần ngủ bao nhiêu tiếng?
Giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người, không phân biệt già trẻ hay nam nữ. Đối với người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên), theo thông tin từ Viện y học Hoa Kỳ, nhóm người này cần ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm.
Người già cần ngủ bao nhiêu tiếng
Tuy nhiên, nhu cầu giấc ngủ của mỗi người là khác nhau, điều quan trọng là cần phải lắng nghe cơ thể của mình. Một số người cao tuổi ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn 7-9 tiếng mỗi đêm và vẫn cảm thấy khoẻ mạnh. Thực tế cho thấy, càng lớn tuổi, con người có xu hướng ngủ ít hơn, ngủ sớm và thức dậy sớm hơn người trẻ nhiều. Người cao tuổi cũng dễ gặp các vấn đề về giấc ngủ hơn nhiều, trong đó chứng mất ngủ, khó ngủ là chiếm đa số.
Hiện nay, theo thống kê có đến 30% người cao tuổi Việt Nam đang gặp tình trạng mất ngủ mãn tính, qua bài viết sau hãy cùng đội ngũ chuyên gia của Nguoibenh.vn tìm hiểu các dấu hiệu, nguyên nhân, và những giải pháp hỗ trợ mất ngủ không dùng thuốc hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay
Dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ ở người già
Mất ngủ là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khoẻ tổng thể. Theo Tạp chí y học Việt Nam, dưới đây là một số dấu hiệu thường bắt gặp:
– Khó ngủ: Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc nhiều. Cảm thấy buồn ngủ nhưng không ngủ được. Thức giấc nhiều lần trong đêm. Ngủ không sâu giấc, dễ mơ.
– Chất lượng giấc ngủ kém: Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng khi thức dậy. Khó tập trung, cáu kỉnh. Giảm trí nhớ và suy giảm khả năng miễn dịch.
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở người cao tuổi hay bệnh mất ngủ ở người cao tuổi, hiểu rõ các nguyên nhân này sẽ giúp tìm ra hướng điều trị thích hợp, nhanh chóng ngăn chặn các hậu quả khôn lường có thể xảy ra.
Suy giảm chức năng theo tuổi tác dẫn đến thay đổi nội tiết tố: Theo thời gian, các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả tế bào thần kinh sẽ dần lão hoá và suy giảm chức năng của chúng. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của vùng não bộ, điều khiển giấc ngủ, dẫn đến rối loạn sinh học, khiến người cao tuổi mất ngủ mãn tính hoặc ngủ không sâu giấc. Ngoài ra, khi tuổi tác càng cao, việc sản xuất melatonin-một loại hormone điều hoà chu kỳ ngủ-thức của cơ thể-sẽ giảm dần, dẫn đến việc đi vào giấc ngủ trở lên khó khăn hơn bao giờ hết.
Các bệnh nền khác: Người cao tuổi thường phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau. Các cơn đau nhức xương khớp, đặc biệt là vào ban đêm, có thể khiến người cao tuổi khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Hay chứng trào ngược dạ dày thực quản sẽ gây ra cảm giác nóng rát, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Các bệnh về rối loạn hô hấp, ngưng thở khi ngủ, hen suyễn cũng là những nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ở người cao tuổi. Ngoài ra, các bệnh lý khác như bệnh về thận, tiết niệu, huyết áp, tiểu đường,.. cũng tạo điều kiện thuận lợi làm gia tăng sự nghiêm trọng của chứng mất ngủ ở người cao tuổi.
Yếu tố tâm lý: Dưới tác động của quá trình lão hoá, người cao tuổi dễ mắc các vấn đề liên quan đến tâm lý. Khi căng thẳng, lo âu quá lâu, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormone cortisol, khiến cho người cao tuổi khó ngủ. Hay sự thiếu giao tiếp, mất kết nối xã hội dẫn đến người cao tuổi cảm thấy cô đơn, buồn chán cũng sẽ tạo ra chứng khó ngủ. Đặc biệt, bệnh trầm cảm ngày càng trở lên phổ biến ở người cao tuổi, các triệu chứng buồn bã, chán nản, mấy hứng thú đều khiến cho người cao tuổi mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc
Môi trường ngủ không phù hợp: Thông thường, giấc ngủ ở người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi sự tác động từ môi trường bên ngoài, như là tiếng ồn quá lớn, ánh sáng quá chói, nhất là ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử, đã ức chế sản xuất melatonin, khiến người cao tuổi khó ngủ. Hay nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hay quá lạnh cũng tạo ra các vấn đề tương tự. Chỗ ngủ không thoải mái, giường ngủ, chăn ga gối đệm thô cứng không êm ái cũng khiến người cao tuổi cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ.
Chế độ sinh hoạt: Đi ngủ và thức dậy vào những giờ khác nhau sẽ khiến cơ thể bị rối loạn nhịp sinh học, dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc và mệt mỏi vào ban ngày. Ngủ trưa quá nhiều, hoặc ngủ quá gần giờ tối sẽ khiến người cao tuổi khó ngủ vào ban đêm. Sử dụng thiết bị điện tử trước khi cũng cũng gây ra khó ngủ và ngủ không ngon giấc do ánh sáng xanh từ điện thoại, tivi, máy tính,… sẽ ức chế sản xuất melatonin (một loại hormone điều hòa giấc ngủ). Ngoài ra, ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều cà phê, trà, rượu bia và đồ ngọt cũng khiến người cao tuổi khó ngủ.
Chế độ sinh hoạt của người già
Điều trị bệnh mất ngủ ở người già bằng cách không dùng thuốc
Mất ngủ là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, mất ngủ hay khó ngủ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việc sử dụng thuốc an thần có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, do đó nhiều người tìm kiếm các biện pháp điều trị không dùng thuốc để cải thiện giấc ngủ. Sau đây là một số phương pháp hiệu quả, được nhiều người tin tưởng và thực hiện:
Thay đổi lối sống:
– Thiết lập thói quen ngủ đều đặn, đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
– Tạo môi trường ngủ thoải mái, phòng ngủ nên tối, yên tĩnh, tránh ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử.
– Hạn chế sử dụng caffeine và nicotine như cà phê, trà, nước ngọt có ga, sô cô la các và các sản phẩm có chứa hai chất trên trước khi ngủ.
– Tránh ăn quá no, uống quá nhiều trước giờ ngủ, vì sẽ khiến cơ thể khó tiêu, gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
– Tập thể dục thường xuyên, đều đặn và các bài tập phải phù hợp với thể trạng của mình, tránh tập quá nặng, quá nhiều và quá sát giờ đi ngủ.
Đọc thêm: Giúp Người Già Ngủ Ngon Giấc: Bỏ Ngay 7 Loại Thực Phẩm Này Ra Khỏi Chế Độ Ăn
Sử dụng thiết bị hỗ trợ–Máy điện trường cao áp
Trong các thiết bị kể trên, máy điện trường cao áp được ghi nhận có hiệu quả tốt nhất, đây cũng là một trong những bí quyết sức khỏe quý giá của Nhật Bản. Tuy nhiên cần lưu ý rằng máy điện trường cao áp là một thiết bị y tế, do đó việc sử dụng cần được thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia và lựa chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Fujiiryoki, với bề dày kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế, là một trong những thương hiệu đáng tin cậy để bạn lựa chọn máy điện trường cao áp cho sức khỏe của mình, sản phẩm đã được các chuyên gia của Nguoibenh.vn kiểm chứng hiệu quả và ghi nhận rất nhiều kết quả tích cực với người bệnh mất ngủ.
Sử dụng phương pháp máy điện trường cao áp
Máy trị liệu điện trường cao áp sử dụng điện trường cao áp tác động lên cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ cơ thể tự động điều hòa ảnh hưởng của các bệnh lý, bao gồm cả chứng mất ngủ, khó ngủ ở người cao tuổi và cả người trẻ tuổi. Hoạt động của máy dựa trên nguyên tắc kích thích các tế bào thần kinh, giúp thư giãn cơ bắp, cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng và lo âu, từ đó giúp người dùng dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và lựa chọn sản phẩm từ các đơn vị uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe.
Bấm để xem thêm: Sản phẩm Máy điện trường uy tín
Đọc thêm: Lợi ích của việc điều trị bằng điện trường cao áp
Nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ chuyên gia: Về hiệu quả của phương pháp điện trường cao áp
Kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ
Để tăng hiệu quả trị liệu, chúng ta cũng có thể phối hợp thêm các phương pháp thư giãn như: Ngâm mình trong nước ấm trước khi ngủ có thể giúp cơ thể thư giãn cơ bắp và tinh thần, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Đọc sách cũng là một hoạt động thư giãn giúp tập trung tâm trí và quên đi mọi lo lắng, phiền muộn. Nghe nhạc êm dịu trước khi ngủ cũng là một cách hay để ngủ ngon và sâu hơn.
Liệu pháp
– Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), sẽ giúp người bệnh thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến giấc ngủ. Liệu pháp này đã được chứng minh tính hiệu quả trong việc điều trị các bệnh liên quan đến sức khoẻ tâm thần. Đọc nghiên cứu tại đây: điều trị cho bệnh nhân rối loạn cảm xúc, điều trị trầm cảm ở trẻ vị thành niên.
– Liệu pháp thư giãn bao gồm các bài tập yoga, thiền, hít thở sâu, massage. Những bài tập này giúp giảm căng thẳng và lo âu, từ đó giúp bạn dễ ngủ hơn.
Lưu ý:
- Các biện pháp điều trị không dùng thuốc có thể tốn một thời gian để đem lại hiệu quả, nhưng hiệu quả sẽ lâu dài và không đem lại tác dụng phụ nhiều như dùng thuốc.
- Nếu người bệnh đã thực hiện hết các biện pháp trên mà vẫn không cải thiện được tình trạng mất ngủ thì cần đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị mất ngủ nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Đọc thêm: Bí quyết ngủ ngon của người cao tuổi ở Nhật Bản: Chìa khóa cho sức khỏe và tinh thần viên mãn
Các nghiên cứu khoa học được tham khảo trong bài
Khảo sát các yếu tố nguy cơ gây mất ngủ ở người cao tuổi tại bệnh viện Nguyễn Trãi Và Thống Nhất TPHCM, tác giả Vương Gia Bảo, Trương Thảo Nguyên, Nguyễn Như Hồ, Quách Thanh Hưng. Đọc nghiên cứu tại đây.
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở người bệnh cao tuổi có chẩn đoán mất ngủ và không có chẩn đoán mất ngủ tại bệnh viện Nguyễn Trãi năm 2022, tác giả Quách Thanh Hưng, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Võ Thu Hiền, Trần Thị Hồng Nguyên, Đặng Thị Kiều Nga, Nguyễn Thị Hải Yến. Đọc nghiên cứu tại đây.
Chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi rối loạn mất ngủ tại bệnh viện Nguyễn Trãi, TPHCM, tác giả: Trương Thảo Nguyên 1, Nguyễn Như Hồ. Đọc nghiên cứu tại đây.
Khảo sát mất ngủ ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp tại Khoa Lão, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, tác giả Nguyễn Văn Thống, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thắng, Lý Lan Chi, Trần Thiện Thắng, Đoàn Hữu Nhân, Nguyễn Thái Thông, Nguyễn Thị Kim Xuyến, Dương Huỳnh Phương Nghi, Triệu Hữu Tín, Néang Chanh Ty, Kim Thị Ngọc Yến. Đọc nghiên cứu tại đây.
Đặc điểm lâm sàng người bệnh mất ngủ tại xã Trực Đạo, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, tác giả Ngô Tuấn Khiêm, Lê Thị Thu Hà, Trần Thị Thu Hà , Nguyễn Văn Tuấn. Đọc nghiên cứu tại đây.
Đặc điểm chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện Lão Khoa Trung Ương, tác giả Trần Thị Hoà, Đỗ Thị Thư, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Hoa. Đọc nghiên cứu tại đây.
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với người già. Ngủ ngon và đủ giấc giúp người cao tuổi cảm thấy tỉnh táo, khỏe khoắn và có tinh thần tốt để tham gia các hoạt động mỗi ngày. Mất ngủ kéo dài ở người già sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần của người già. Người già bị mất ngủ cần được chữa trị kịp thời để tránh mọi trường hợp xấu có thể xảy ra.