Tổng hợp thông tin về bệnh viêm phổi do Vi Khuẩn ở trẻ em
Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là tình trạng viêm cấp tính lan toả cả phế nang, mô kẽ và phế quản, có thể một hoặc hai bên phổi.
Viêm phổi cộng đồng: viêm phổi mắc phải ở cộng đồng hoặc 48 giờ đầu nằm viện.
Bệnh viêm phổi do Vi Khuẩn ở trẻ em. Hình minh họa Google.
Chuẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán viêm phổi và mức độ nặng (viêm phổi, viêm phổi nặng) ở trẻ em chủ yếu dựa vào lâm sàng.
Viêm phổi
Trẻ ho, sốt kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu:
- Thở nhanh:
Nhịp thở của trẻ em bị viêm phổi do Vi Khuẩn
- Rút lõm lồng ngực (phần dƣới lồng ngực lõm vào ở thì hít vào).
- Nghe phổi có tiếng bất thường: ran ẩm nhỏ hạt, ran phế quản, ran nổ, giảm thông khí khu trú.
Viêm phổi nặng
Chẩn đoán viêm phổi nặng khi trẻ có dấu hiệu của viêm phổi kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
Dấu hiệu toàn thân nặng:
- Bỏ bú hoặc không uống được
- Rối loạn tri giác: lơ mơ hoặc hôn mê
- Co giật
Dấu hiệu suy hô hấp nặng:
- Thở rên,
- Rút lõm lồng ngực rất nặng
- Tím tái hoặc SpO2 < 90%
Trẻ dưới 2 tháng tuổi
Chuẩn đoán cận lâm sàng
- X quang tim phổi thẳng: đám mờ ranh giới không rõ lan toả hai phổi hoặc hình mờ hệ thống bên trong có hình ảnh phế quản chứa khí. Có thể thấy tổn thương đa dạng trong viêm phổi không điển hình.
- Công thức máu và CRP: bạch cầu máu ngoại vi, bạch cầu đa nhân trung tính, CRP máu thường tăng cao khi viêm phổi do vi khuẩn; bình thường nếu do virus hoặc do vi khuẩn không điển hình.
- Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh: dịch hô hấp (dịch tỵ hầu, dịch nội khí quản, dịch rửa phế quản): soi tươi, nuôi cấy. Với vi khuẩn không điển hình, có thể chẩn đoán xác định nhờ PCR tìm nguyên nhân từ dịch hô hấp hoặc ELISA tìm kháng thể trong máu.
Nguyên nhân gây bệnh
Thay đổi tuỳ theo lứa tuổi
- Trẻ sơ sinh: liên cầu B, trực khuẩn Gram âm đường ruột, Listeria monocytogent, Chlamydia trachomatis.
- Trẻ 2 tháng đến 5 tuổi: phế cầu, HI, M. pneumonia, tụ cầu…
- Trẻ trên 5 tuổi: Mycoplasma, phế cầu, tụ cầu.
Điều trị
Viêm phổi
- Điều trị ngoại trú.
- Học cách chăm sóc trẻ tại nhà: cách cho trẻ uống thuốc, cách nuôi dưỡng, cách làm thông thoáng mũi, theo dõi và phát hiện các dấu hiệu nặng để đưa đến khám lại ngay.
- Điều trị kháng sinh:
– Trẻ dưới 5 tuổi:
Uống một trong các kháng sinh sau:
+ Amoxicillin 80mg/kg/24 giờ, chia 2 lần hoặc
+ Amoxicillin – clavulanic 80mg/kg/24 giờ, chia 2 lần .Thời gian điều trị 5 ngày.
+ Nếu trẻ dị ứng với nhóm Beta – lactam hoặc nghi ngờ viêm phổi do vi khuẩn không điển hình thì dùng nhóm Macrolid: (Azithromycin, Clarithromycin hoặc Erythromycin).
– Trẻ trên 5 tuổi:
Viêm phổi do vi khuẩn không điển hình rất thường gặp. Kháng sinh lựa chọn ban đầu là nhóm Macrolid. Dùng một trong các thuốc sau:
+ Erythromycin 40 mg/kg/24 giờ, chia 3 lần, uống khi đói. Hoặc
+ Clarithromycin 15 mg/kg/24 giờ, uống, chia 2 lần. Hoặc
+ Azithromycin 10 mg/kg/24 giờ, uống một lần khi đói.
Thời gian điều trị 7 – 10 ngày. Azithromycin có thể dùng 5 ngày.
Viêm phổi nặng
Trẻ viêm phổi nặng được điều trị tại bệnh viện.
Chống suy hô hấp
- Bệnh nhân nằm ở nơi thoáng, mát, yên tĩnh.
- Thông thoáng đường thở.
- Thở oxy khi SpO2 < 90%. Tùy mức độ suy hô hấp có thể thở mask, gọng mũi, thở liên tục hay ngắt quãng. Thở CPAP.
Điều trị triệu chứng
- Hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38.5ºC, dùng Paracetamol 10 – 15 mg/kg/lần cách mỗi 6 giờ. Cho trẻ nằm trong phòng thoáng, lau người bằng nước ấm.
- Chống hạ nhiệt độ: khi thân nhiệt đo ở nách dưới 36 độ C, điều trị bằng ủ ấm.
- Cung cấp đủ nước, điện giải và dinh dưỡng
- Phòng lây chéo và nhiễm khuẩn bệnh viện.
Điều trị kháng sinh
Kháng sinh lựa chọn ban đầu thuộc nhóm Penicilline A kết hợp một thuốc thuộc nhóm Aminosid. Lựa chọn:
- Ampicillin 200mg/kg/24 giờ, chia 4 lần, tiêm tĩnh mạch chậm cách mỗi 6 giờ. Hoặc
- Amoxicillin-clavulanic 90mg/kg/24 giờ, chia 3 lần, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp cách mỗi 8 giờ.
- Kết hợp với Gentamicin 7,5mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm 30 phút hoặc tiêm bắp một lần. Có thể thay thế bằng Amikacin 15mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp.
- Dùng Ceftriaxon 80mg/kg/24h tiêm tĩnh mạch chậm 1 lần hoặc Cefotaxim 100 – 200 mg/kg/24 giờ, chia 2 + 3 lần tiêm tĩnh mạch chậm; dùng khi thất bại với các thuốc trên hoặc dùng ngay từ đầu.
- Thời gian dùng kháng sinh ít nhất 5 ngày.
- Nếu có bằng chứng viêm phổi màng phổi do tụ cầu nhạy với Methicilline (cộng đồng), dùng Oxacillin hoặc Cloxacillin 200mg/kg/24 giờ, chia 4 lần, tiêm tĩnh mạch chậm. Kết hợp với Gentamycin 7,5mg / kg / 24 giờ, tiêm tĩnh mạch chậm. Chọc hút hoặc dẫn lưu mủ khi có tràn mủ màng phổi. Điều trị ít nhất 3 tuần.
- Nếu có bằng chứng viêm phổi do vi khuẩn không điển hình: uống Macrolid nếu trẻ không suy hấp. Nếu trẻ suy hô hấp, dùng Levofloxacin tiêm tĩnh mạch chậm 15-20 mg/kg/12h, ngày hai lần. Thời gian điều trị 1- 2 tuần.