Táo bón – Nỗi lo to lớn của người cao tuổi
Táo bón là một trong những bệnh lý thường gặp đối với tất cả mọi người và tất cả độ tuổi. Đa số mọi người đều cho rằng căn bệnh này không quá phức tạp và thường xem nhẹ các dấu hiệu của tình trạng này, nhất là đối với người lớn tuổi.
Việc tìm ra đúng nguyên nhân và phương pháp điều trị đúng cách sẽ giảm thiểu đi sự lo lắng về sức khỏe của những người cao tuổi.
1/ Dấu hiệu nhận biết tình trạng táo bón ở người cao tuổi
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Văn Hậu – BV Tâm Anh chia sẻ về các dấu hiệu của bệnh táo bón, có thể hiểu một cách đơn giản thì táo bón chính là tình trạng khó đi ngoài và thường thì vài ngày mới đi đại tiện được 1 lần.
Các triệu chứng báo động bao gồm thay đổi đột ngột thói quen đi tiêu sau 50 tuổi, có máu trong phân, thiếu máu, sụt cân và tiền sử gia đình mắc ung thư ruột kết.[Theo báo cáo NIH]
Trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp đều đặn 2-3 ngày mới đại tiện 1 lần và điều này hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Do đó, không nhất thiết phải ngày nào cũng đi đại tiện một lần mới được coi là bình thường.
2/ Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón ở người cao tuổi
Táo bón có thể gặp ở mọi độ tuổi, theo nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng người cao tuổi có nguy cơ mắc táo bón cao gấp 5 lần so với các lứa tuổi khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở người cao tuổi, trong đó phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:
Tuổi tác: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón và tuổi tác chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Tỷ lệ mắc táo bón tăng theo tuổi, với 76,47% của nhóm tuổi từ 61 tuổi đến 80 tuổi. [Theo nghiên cứu khoa học của Nguyễn Thị Hoàng Yến và Trần Thị Hoàng Oanh]
Tuổi càng cao thì các chức năng sinh lý của cơ thể ngày càng suy giảm. Cơ trơn của đường tiêu hóa co bóp yếu đi, các dịch bài tiết của đường ruột như dịch vị, dịch mật, dịch ruột cũng giảm nhiều hơn.
Ít vận động: Hầu hết việc vận động giúp cho các cơ quan trong cơ thể của người cao tuổi hoạt động được ổn định hơn. Tuy nhiên ở một vài trường hợp bản thân người cao tuổi có các bệnh lý như đau khớp gối, đau lưng, chân yếu hạn chế di chuyển thì thường gặp phải tình trạng táo bón.
Uống ít nước: Một vài trường hợp có bệnh lý ở hệ thống tiết niệu hay các cụ ông có dấu hiệu của u xơ tuyến tiền liệt thường có tâm lý không muốn uống nước, do vậy việc thiếu nước dễ gây ra tình trạng táo bón ở người lớn tuổi.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Đối với một số người cao tuổi đang phải điều trị một số bệnh nào đó lại ăn uống quá kiêng khem, quá nhạt hay ít muối. Đồng thời chế độ ăn ít rau xanh, hoa quả tươi do mất răng, đau răng dẫn đến nhai kém, nuốt và tiêu hóa cũng kém hơn. Bên cạnh đó, một vài người già lại ăn quá nhiều chất béo, chất cay nóng, ít chất xơ dẫn đến việc chất cặn bã ít, phân ít không tạo được phản xạ co bóp của đại tràng gây ra tình trạng táo bón. [Theo báo cáo Nghiên cứu NCBI mối tương quan giữa thói quen ăn uống và táo bón ở người cao tuổi ]
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc đi kèm tác dụng phụ gây ra tình trạng táo bón như thuốc an thần, giảm đau, thuốc chống co thắt, thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc dành cho người trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc trị đau dạ dày, thuốc ho, hay quá lạm dùng thuốc nhuận tràng cũng dễ gây ra tình trạng táo bón …
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở người lớn tuổi
Bên cạnh đó, ở người cao tuổi cũng sẽ gặp một vài nguyên nhân gây táo bón khác cần lưu ý đó là các tổn thương thực thể ở ống tiêu hóa hay các cơ quan lân cận như ung thư trực tràng, chít hẹp lòng đại tràng.
3/ Các biến chứng của tình trạng táo bón ở người cao tuổi
Táo bón không nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng táo bón kéo dài ở người cao tuổi lại gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, theo trang thông tin sức khỏe và hỏi đáp trực tuyến Alobacsi.vn, táo bón lâu ngày có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.
>>> Xem thêm video: Táo bón lâu ngày làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý
Bệnh tim mạch:
Tim đập nhanh, người mệt mỏi, có thể bất tỉnh hoặc đột tử do nhồi máu cơ tim do tình trạng táo bón nặng, nén chặt phân ở trực tràng, người lớn tuổi phải dùng sức để rặn nhiều hơn.
Nguy cơ cao gây tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, loạn nhịp tim.
Bệnh lý về thận:
Không thể đi đại tiện dẫn đến phân chèn lên bàng quang gây bí tiểu tiện dẫn đến tình trạng thận ứ nước, về lâu dài dễ dẫn đến biến chứng suy thận.
Bệnh lý trên đường tiêu hóa:
Táo bón lâu ngày làm cho phân ứ đọng lại tại đại tràng, làm phình đại tràng thứ phát, sa trực tràng và chất cặn bã, độc tố không thể đào thải ra ngoài lâu ngày, từ đó sẽ dẫn đến viêm đại tràng hay nghiêm trọng hơn là ung thư đại tràng.
Bệnh trĩ:
Dễ gây ra tình trạng sa trực tràng, dẫn đến nguy cơ trĩ nội và trĩ ngoại, đi ngoài ra máu tươi bên trong hoặc sau khi đi ngoài do rặn nhiều lần. Tính trạng táo bón kinh niên còn có thể dẫn đến ung thư ruột già và trực tràng.
Bệnh lý khác:
Vỡ các phế nang do tuổi cao sức yếu, khó đi đại tiện nên phải gắng sức nhiều, gây mất sức, nguy hiểm.
Ở người cao tuổi còn có thể gây ra tình trạng suy nhược cơ thể do kém hấp thu chất dinh dưỡng, giảm hoạt động chức năng của cơ thể do thiếu năng lượng, giảm sức đề kháng, sụt cân,…
4/ Giải pháp cải thiện tình trạng táo bón ở người cao tuổi
Mặc dù không có đủ dữ liệu để hỗ trợ cho quan niệm rằng chế độ ăn uống và thay đổi lối sống có thể cải thiện tình trạng táo bón mãn tính, nhưng nó được chấp nhận rộng rãi và được các chuyên gia khuyến nghị là liệu pháp điều trị đầu tay. [Theo báo cáo của NIH]
Uống nhiều nước, tăng cường vận động như đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh, khiêu vũ, yoga,… [Theo báo cáo Điều trị táo bón mãn tính không cần dùng thuốc- Mục 1]
Một số trường hợp, người cao tuổi cũng có thể dùng đến thuốc nhuận tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng khối lượng và tần suất đi đại tiện để giảm thiểu tình trạng táo bón. [Theo báo cáo tại Cẩm nang Y khoa trực tuyến MSD Manual]
Các loại thuốc nhuận tràng hỗ trợ điều trị táo bón ở người cao tuổi
Ở một số quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,… tình trạng táo bón của người cao tuổi được cải thiện một cách đáng kể nhờ sử dụng các thiết bị hỗ trợ như máy điện trường cao áp. Từ đó tác động sâu vào các bộ phận cơ thể, giúp giảm thiểu được cảm giác căng cứng ở bụng, sự đầy bụng từ chứng táo bón.
>>> Xem thêm về phương pháp sử dụng máy điện trường cao áp hỗ trợ điều trị táo bón tại đây.
Kết luận
Tình trạng táo bón ở người cao tuổi thường xuyên xảy ra và gây bất tiện cho cuộc sống và sức khỏe lâu dài bởi ở độ tuổi này các hoạt động chức năng của cơ thể đã dần suy giảm. Chính vì vậy, cần hiểu rõ được các biện pháp cải thiện tốt và phù hợp để đưa ra các lựa chọn đúng nhất để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc điều trị bệnh táo bón ở người cao tuổi.