Nguyên nhân nào khiến người già thường xuyên bị mất ngủ

Uncategorized

Tại Việt Nam, dân số người cao tuổi có xu hướng ngày càng gia tăng, dẫn đến nhiều vấn đề trong chăm sóc sức khoẻ và gánh nặng cho hệ thống y tế. Một trong số các vấn đề phổ biến ở người cao tuổi là mất ngủ. Theo học giả Nguyễn Thị Thu Hoài [1] cho thấy tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém ở người bệnh cao tuổi tại Việt Nam là 55,9%.

Chứng mất ngủ ở người già hay bệnh mất ngủ ở người già không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ rút ngắn tuổi thọ. Vậy nguyên nhân mất ngủ ở người già là do đâu?

Người cao tuổi cần ngủ bao nhiêu tiếng? 

Giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người, không phân biệt già trẻ hay nam nữ. Đối với người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên), theo thông tin từ Viện y học Hoa Kỳ, nhóm người này cần ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm

Tuy nhiên, nhu cầu giấc ngủ của mỗi người là khác nhau, điều quan trọng là cần phải lắng nghe cơ thể của mình. Một số người cao tuổi ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn 7-9 tiếng mỗi đêm và vẫn cảm thấy khoẻ mạnh. Thực tế cho thấy, càng lớn tuổi, con người có xu hướng ngủ ít hơn, ngủ sớm và thức dậy sớm hơn người trẻ nhiều. Người cao tuổi cũng dễ gặp các vấn đề về giấc ngủ hơn nhiều, trong đó chứng mất ngủ, khó ngủ là chiếm đa số.

Nguyên nhân khiến người già thường xuyên bị mất ngủ

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở người cao tuổi hay bệnh mất ngủ ở người cao tuổi, hiểu rõ các nguyên nhân này sẽ giúp tìm ra hướng điều trị thích hợp, nhanh chóng ngăn chặn các hậu quả khôn lường có thể xảy ra. 

Mất ngủ do sự lo lắng căng thẳng quá độ của người bệnh 

Sự khó chịu vì bạn cùng giường ngáy lớn. Sự lo âu căng thẳng từ các vấn đề cuộc sống như tiền bạc, con cái, cãi nhau với nhà hàng xóm… Và quan trọng nhất là sự lo lắng vì ngủ không được. Đến giờ đi ngủ, người mất ngủ lại căng thẳng. 

Vòng luẩn quẩn của việc mất ngủ, căng thẳng vì lo sợ tối đến không ngủ được, vì lo sợ nên lại mất ngủ. Vòng lặp dường như không thể giải quyết này chính là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ, chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất trên thế giới.

Vòng luẩn quẩn của việc mất ngủ, căng thẳng vì lo sợ tối đến không ngủ được, vì lo sợ nên lại mất ngủ. 

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, khi căng thẳng, bộ não sẽ chiếm quyền điều khiển hệ thống phản ứng căng thẳng, khiến cơ thể giải phóng các chất chống lại căng thẳng. Cortisol và các hormone vỏ thượng thận sẽ chảy qua dòng máu, làm tăng nhịp tim và huyết áp, đồng thời khiến cơ thể rơi vào trạng thái hưng phấn. 

Trong tình trạng này, não sẽ săn lùng các mối đe dọa tiềm ẩn, não sẽ không bỏ qua bất kỳ cảm giác khó chịu hoặc tiếng ồn nhỏ nào vào ban đêm. Đó là lý do tại sao khi bị căng thẳng, con người khó đi vào giấc ngủ hơn.

Và sau bao cố gắng để ngủ được thì chất lượng giấc ngủ của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng. Nguồn năng lượng chính của não là glucose não và khi ngủ ngon, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ chậm lại để bảo tồn lượng glucose này (tham khảo: Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ). 

Tuy nhiên, các hormone như Cortisol và Adrenaline được sinh ra do căng thẳng đã làm tăng tốc độ trao đổi chất của người bệnh trong lúc ngủ. Do đó, cơ thể phải làm việc quá nhiều thay vì được nghỉ ngơi như người bình thường, việc này sẽ đốt cháy nguồn cung cấp glucose cho não khiến người bệnh không có đủ năng lượng cần có sau khi thức dậy. Người bệnh sẽ tỉnh dậy trong tình trạng kiệt sức, lú lẫn và căng thẳng, và vòng luẩn quẩn này lại tiếp tục. 

Mất ngủ do những cơn đau đớn từ các bệnh lý của tuổi già gây ra 

Theo Tạp chí Sức khỏe Tâm thần, cơn đau do bệnh tật ở tuổi già (như bệnh Gout, đau nhức xương khớp, táo bón) có thể góp phần gây ra chứng mất ngủ:

Thứ nhất, cơn đau do các tình trạng như viêm khớp, bệnh thần kinh hoặc các bệnh mãn tính khác có thể khiến người già khó tìm được tư thế thoải mái trên giường, các bệnh về xương khiến người già không thể nằm ngủ được mà phải ngủ ở những tứ thế khác. Ngoài ra, những cơn đau đột ngột xuất hiện trong khi ngủ cũng làm gián đoạn giấc ngủ, khó ngủ lại sau khi đã tỉnh. Tất cả điều này dẫn đến khó chìm vào giấc ngủ.

Thứ hai, các cơn đau có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm hoặc căng thẳng, tất cả những điều này đều góp phần gây ra chứng mất ngủ. Cơ chế mà căng thẳng gây ra chứng mất ngủ thì đã được đề cập ở phần trên của bài viết.

Thứ ba, do mắc các bệnh lý nên người già không thể vận động thường xuyên. Ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao có thể làm cơ thể hạn chế sản xuất endorphin (một loại hormone có tác dụng giảm đau và tạo cảm giác hưng phấn, giúp cơ thể cảm thấy thư giãn và dễ ngủ hơn). Đồng thời, ít vận động vào ban ngày cũng làm cơ thể dư thừa năng lượng vào ban đêm, khiến cơ thể tiết ra nhiều cortisol dẫn đến khó ngủ.

Cơn đau do bệnh tật ở tuổi già có thể góp phần gây ra chứng mất ngủ

Nhìn chung, sự hiện diện của cơn đau trong các bệnh lý của tuổi già có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn trong đó cơn đau dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém và giấc ngủ kém làm trầm trọng thêm sự lo lắng về cơn đau, sự lo lắng về cơn đau gây mất ngủ. 

Mất ngủ do sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Nhiều người lớn tuổi có thói quen xem tivi, sử dụng điện thoại thông minh trước khi đi ngủ. Bởi vì các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính xách tay và TV phát ra ánh sáng xanh, tương tự như loại ánh sáng mà ánh sáng mặt trời tạo ra vào ban ngày. Theo bác sĩ Hoàng Quyết Tiến, Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, thói quen này không tốt cho sức khỏe, gây khó ngủ, mất ngủ và tiềm ẩn nguy cơ hại mắt. 

Sử dụng thiết bị điện tử giúp người lớn tuổi kết nối nhiều hơn với bạn bè và người thân, nhưng sử dụng nhiều cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ

Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối đánh lừa đồng hồ bên trong cơ thể, còn được gọi là nhịp sinh học, khiến cơ thể nghĩ rằng đó là ban ngày. Điều này làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin tự nhiên, một loại hormone báo hiệu cho cơ thể rằng đã đến giờ đi ngủ. Giảm melatonin khiến khó ngủ và khó ngủ hơn.

Ngoài ra, các nội dung xuất hiện trên thiết bị điện tử (dù là xem thời sự, nghe cải lương hay xem chương trình thực tế,…) sẽ kích thích tinh thần. Việc suy nghĩ đến các nội dung này sau khi xem xong sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái thích thú và sản xuất nhiều Adrenaline hơn. Adrenaline sẽ làm não bộ tỉnh táo, dẫn đến khó ngủ hơn. Việc giải phóng Adrenalin còn làm tăng nhịp tim, các mạch máu bị kẹp và các đường dẫn không khí giãn nở.

Mất ngủ do sử dụng chất kích thích như cafein, rượu bia, thuốc lá thường xuyên

Caffeine, rượu bia và thuốc lá là chất kích thích có thể cản trở giấc ngủ và góp phần gây mất ngủ. 

Các chất kích thích hoạt động chủ yếu bằng cách ngăn chặn hoạt động của adenosine, một chất dẫn truyền thần kinh giúp thúc đẩy cơn buồn ngủ và thư giãn. Bằng cách ngăn chặn các thụ thể adenosine, caffeine làm tăng sự tỉnh táo và kích thích, khiến người bệnh khó ngủ hơn.

Theo Tạp chí Thần kinh học, Caffeine có thể được xem là thuốc lợi tiểu, có nghĩa là nó có thể làm tăng nhu cầu đi tiểu. Điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ bằng cách khiến cơ thể phải thức giấc vào ban đêm để đi vệ sinh.

Sử dụng thường xuyên các chất kích thích sẽ cản trở giấc ngủ của người cao tuổi

Tóm lại, chất kích thích cản trở giấc ngủ bằng cách thúc đẩy sự tỉnh táo, trì hoãn giấc ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ và tăng khả năng thức giấc vào ban đêm. 

Mất ngủ do suy giảm chức năng theo tuổi tác dẫn đến thay đổi nội tiết tố

Theo thời gian, các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả tế bào thần kinh sẽ dần lão hoá và suy giảm chức năng của chúng. Khi tuổi tác càng cao, việc sản xuất melatonin-một loại hormone điều hoà chu kỳ ngủ-thức của cơ thể-sẽ giảm dần, dẫn đến việc đi vào giấc ngủ trở lên khó khăn hơn bao giờ hết.

Suy giảm chức năng theo tuổi tác ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi

Tạp chí Nội tiết cho biết càng lớn tuổi, các nội tiết tố trong cơ thể sẽ giảm. Ở nữ giới, sự sụt giảm estrogenprogesterone sau mãn kinh có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như bốc hoả, đổ mồ hôi ban đêm, tim đập nhanh, tất cả đều ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ. 

Tương tự, ở nam giới, nồng độ testosterone cũng giảm dần theo sự tăng lên của tuổi tác. Điều này dẫn đến tinh thần mệt mỏi, không có động lực và gián tiếp gây ra chứng mất ngủ ở người cao tuổi. 

Mất ngủ do di truyền

Tức là có thành viên trong gia đình đã mắc bệnh mất ngủ thì rất có thể thế hệ kế tiếp sẽ có nguy cơ bị mất ngủ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là di truyền chỉ là một yếu tố nguy cơ. Nó không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ bị mất ngủ nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Hiện nay, đã có rất nhiều phương pháp điều trị chứng mất ngủ ở người già mà không dùng đến thuốc. Trong đó phải kể đến phương pháp hỗ trợ điện trường cao áp. Máy điện trường cao áp là một thiết bị hỗ trợ trị liệu giúp cơ thể con người tiếp xúc với điện thế cao áp (High-Voltage Electric Potential-HELP) đã được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản phê duyệt. 

Máy điện trường cao áp Fujiiryoki – Hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ từ căn nguyên

Phương pháp hỗ trợ điện trường cao áp sẽ giải quyết tốt các nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người già như giảm đau nhức xương khớp, hạn chế căng thẳng lo âu. 

Thông qua cơ chế kích thích các kênh ion trên màng tế bào dẫn đến thay đổi điện thế màng và hoạt động tế bào, gây ra hiệu ứng nhiệt do dòng điện trường, dẫn đến tăng nhiệt độ tế bào kích thích hoạt động tế bào giúp cơ bắp co thắt và giãn ra, giảm co thắt cơ và giảm đau nhức. 

Điện trường cao áp cũng cung cấp điện trường giúp kích thích các vùng não liên quan đến giấc ngủ, cân bằng hoạt động hệ thần kinh, tăng cường lưu thông máu não. Nhờ vậy, giảm căng thẳng, lo âu – những nguyên nhân thường dẫn đến mất ngủ.

Tuy nhiên, điện trường cao áp là một phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn các chẩn đoán của bác sĩ. Đồng thời, điện trường cao áp không phù hợp với tất cả mọi người, phụ nữ mang thai, người có máy tạo nhịp tim và một số bệnh lý khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Đọc thêm: Công dụng hỗ trợ của máy điện trường cao áp trong điều trị bệnh mất ngủ ở người già (gắn link Bài 3). 

Kết luận

Tình trạng mất ngủ dai dẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần của người lớn tuổi, mà còn là nguyên nhân chính dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Việc xác định nguyên nhân cụ thể của mất ngủ là cần thiết để có phương pháp điều trị phù hợp. Đôi khi, mất ngủ có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác nên cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu như khó vào giấc ngủ, bồn chồn lo lắng khi ngủ, người bệnh cần nhanh chóng đến bác sĩ chuyên môn để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân mất ngủ và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Nguồn tham khảo trong bài: 

  1. Khảo sát các yếu tố nguy cơ gây mất ngủ ở người cao tuổi tại bệnh viện Nguyễn Trãi Và Thống Nhất TPHCM, tác giả Vương Gia Bảo, Trương Thảo Nguyên, Nguyễn Như Hồ, Quách Thanh Hưng. Đọc nghiên cứu tại đây.
  2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở người bệnh cao tuổi có chẩn đoán mất ngủ và không có chẩn đoán mất ngủ tại bệnh viện Nguyễn Trãi năm 2022, tác giả Qúach Thanh Hưng, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Võ Thu Hiền, Trần Thị Hồng Nguyên, Đặng Thị Kiều Nga, Nguyễn Thị Hải Yến. Đọc nghiên cứu tại đây.
  3. Chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi rối loạn mất ngủ tại bệnh viện Nguyễn Trãi, TPHCM, tác giả: Trương Thảo Nguyên1, Nguyễn Như Hồ. Đọc nghiên cứu tại đây.
  4. Khảo sát mất ngủ ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp tại Khoa Lão, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, tác giả Nguyễn Văn Thống, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thắng, Lý Lan Chi, Trần Thiện Thắng, Đoàn Hữu Nhân, Nguyễn Thái Thông, Nguyễn Thị Kim Xuyến, Dương Huỳnh Phương Nghi, Triệu Hữu Tín, Néang Chanh Ty, Kim Thị Ngọc Yến. Đọc nghiên cứu tại đây.
  5. Đặc điểm lâm sàng người bệnh mất ngủ tại xã Trực Đạo, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, tác giả Ngô Tuấn Khiêm, Lê Thị Thu Hà, Trần Thị Thu Hà , Nguyễn Văn Tuấn. Đọc nghiên cứu tại đây.

Đặc điểm chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện Lão Khoa Trung Ương, tác giả Trần Thị Hoà, Đỗ Thị Thư, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Hoa. Đọc nghiên cứu tại đây.