Lý giải nguyên nhân người già bị mất ngủ trên cơ sở khoa học

Uncategorized

Tại Việt Nam, dân số người cao tuổi có xu hướng ngày càng gia tăng, dẫn đến nhiều vấn đề trong chăm sóc sức khoẻ và gánh nặng cho hệ thống y tế. Một trong số các vấn đề phổ biến ở người cao tuổi là mất ngủ. Theo học giả Nguyễn Thị Thu Hoài [1] cho thấy tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém ở người bệnh cao tuổi tại Việt Nam là 55,9%.

Giấc ngủ đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ suy giảm theo độ tuổi ngày càng tăng. Các vấn đề về giấc ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý về thể chất và tâm thần, tăng nguy cơ tử vong và suy giảm chất lượng cuộc sống.

Lý giải nguyên nhân người già bị mất ngủ trên cơ sở khoa học 

Việc hiểu biết các nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người già đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa vừa hỗ trợ người cao tuổi cải thiện chất lượng giấc ngủ, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Trên thực tế, đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về các nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người già. Trong đó, nghiên cứu của học giả Spielman [11] là tổng quan nhất. Nhà nghiên cứu Arthur J. Spielman chỉ ra ba nhóm nguyên nhân chính gây ra bệnh mất ngủ ở người già, bao gồm. IMG_256

Cố tiến sĩ Arthur J. Spielman (1947-2015).

Ông là đồng tác giả của hai quyển sách nổi tiếng về giấc ngủ là You Are Getting Sleepy: Lifestyle-Based Solutions for Insomnia (tạm dịch Bạn đang buồn ngủ: Các giải pháp dựa trên lối sống cho chứng mất ngủ) và The Insomnia Answer: A Personalized Program for Identifying and Overcoming the Three Types OfInsomnia (tạm dịch: Câu trả lời cho chứng mất ngủ: Một chương trình cá nhân hóa để xác định và khắc phục ba loại mất ngủ)

Nhóm nguyên nhân thứ nhất bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học, tâm sinh lý và xã hội.

Phụ nữ trên 45 tuổi có nguy cơ mắc chứng mất ngủ cao hơn nam giới 1,7 lần [12]. Những người ly hôn, ly thân hoặc góa bụa cũng dễ bị mất ngủ hơn những người đã kết hôn. 

Trình độ học vấn hoặc thu nhập thấp hơn có thể gây ra chứng mất ngủ trong một số trường hợp. Hút thuốc, sử dụng rượu và ít hoạt động thể chất là những yếu tố khác liên quan đến tỷ lệ mất ngủ cao hơn ở người lớn tuổi. 

Nhóm nguyên nhân thứ hai bao gồm các việc căng thẳng trong cuộc sống hoặc tình trạng bệnh lý. 

Người lớn tuổi thường mắc các bệnh về hô hấp, xương khớp, tim mạch, những cơn đau do các bệnh này gây ra chính là nguyên nhân gây mất ngủ cao. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng bệnh nhân trầm cảm và rối loạn lo âu tổng quát có tỷ lệ mất ngủ cao hơn. 

Việc sử dụng các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid, thuốc thông mũi và thuốc kháng androgen cũng là một trong những yếu tố gây ra chứng mất ngủ. 

Nhóm nguyên nhân thứ ba do chứng mất ngủ cấp tính tạo ra. 

Mất ngủ được chia thành hai loại mất ngủ, là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. Mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ kéo dài từ 1 đêm đến vài tuần [13]. Mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ xảy ra ít nhất 3 đêm một tuần trong 3 tháng trở lên [14]

Thông thường, người lớn tuổi sẽ bị mất ngủ cấp tính, sau đó nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì mới trở nặng thành mất ngủ mãn tính. Một người bị mất ngủ cấp tính sẽ dành quá nhiều thời gian trên giường, ngủ trưa thường xuyên, cảm thấy lo lắng trước khi bắt đầu ngủ vì sợ phải trải qua một đêm mất ngủ nữa. 

Cứ như vậy trong một thời gian dài, người cao tuổi sẽ ngày càng lo lắng mà càng lo lắng thì càng bị mất ngủ nhiều hơn, và trở thành mất ngủ mãn tính.

seri mất ngủ

Đọc đầy đủ nghiên cứu của Spielman tại đây.

Tuy nhiên, ở nữ giới có một nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ mà thường bị xem nhẹ. Đó là việc nội trợ, chăm sóc gia đình và nhà cửa. Việc nội trợ có thể là nguyên nhân khiến nữ giới suy ngẫm và lo lắng khi cố gắng ngủ [15]. Số lượng phụ nữ nội trợ có vấn đề về giấc ngủ ngày càng tăng [16]

Ngoài làm việc bên ngoài, phụ nữ còn là người chăm sóc chính cho con cái, cha mẹ hoặc bạn đời của mình, các việc này đều ảnh hưởng đến tổng thời gian ngủ của họ, khiến họ phải ngủ ít hơn, đi ngủ trong trạng thái mệt mỏi do phải ôm đồm quá nhiều việc. 

seri mất ngủ (1)

Ba nhóm nguyên nhân nêu trên chỉ là những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ đối với người già nói chung. Tuy cùng là người già nhưng nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người già Hàn Quốc sẽ khác với người già Việt Nam, người già ở Đà Nẵng sẽ khác với người già ở Sài Gòn. 

Phần tiếp theo của bài viết này sẽ trích dẫn một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh mỗi nhóm người già sẽ có những nguyên nhân cụ thể khác nhau.

Cũng theo nhà nghiên cứu Spielman, điều quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh mất ngủ ở người già là giải quyết triệt để các nguyên nhân gây ra bệnh. 

Hiện nay, đã có rất nhiều phương pháp điều trị chứng mất ngủ ở người già mà không dùng đến thuốc. Trong đó phải kể đến phương pháp hỗ trợ điện trường cao áp. Phương pháp hỗ trợ điện trường cao áp sẽ giải quyết tốt các nguyên nhân gây ra bệnh ở người già như giảm đau nhức xương khớp, hạn chế căng thẳng lo âu. 

Thông qua cơ chế kích thích các kênh ion trên màng tế bào dẫn đến thay đổi điện thế màng và hoạt động tế bào, gây ra hiệu ứng nhiệt do dòng điện trường, dẫn đến tăng nhiệt độ tế bào kích thích hoạt động tế bào giúp cơ bắp co thắt và giãn ra, giảm co thắt cơ và giảm đau nhức. 

Điện trường cao áp cũng cung cấp các dòng điện trường giúp kích thích các vùng não liên quan đến giấc ngủ, cân bằng hoạt động hệ thần kinh, tăng cường lưu thông máu não. Nhờ vậy, giảm căng thẳng, lo âu – những nguyên nhân thường dẫn đến mất ngủ.

seri mất ngủ 2

Nguyên cứu khoa học thực tế về các nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người già

Một số nghiên cứu khoa học dưới đây đã chứng minh mỗi nhóm người già sẽ có những nguyên nhân cụ thể khác nhau.

Nhóm nghiên cứu của Woo Jung Kim đã xác định 15 nguyên nhân liên quan đến chứng mất ngủ ở người cao tuổi tại cùng nông thôn ở Hàn Quốc, quốc gia có dân số già đang tăng nhanh. 

15 nguyên nhân bao gồm: Tuổi tác, Giới tính, Trình độ học vấn, Nhận thức về tình hình kinh tế của bản thân, Tình trạng hôn nhân, Hút thuốc, Uống rượu bia, Gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, Số bệnh mạn tính đang bị, Rối loạn tiểu tiện, Trầm cảm, Suy giảm nhận thức, Cường độ hoạt động thể chất, Số giờ ngủ, Ngủ ngáy kèm theo ngưng thở. 

Đọc đầy đủ nghiên cứu của Woo Jung Kim tại đây.

Tương tự, rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đã chỉ ra những nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh mất ngủ ở người già. Như là nghiên cứu của Vương Gia Bảo và cộng sự [18] chỉ ra có 7 nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở bệnh nhân trên 60 tuổi đang khám ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Trãi và bệnh viện Thống Nhất TP.HCM. 

7 nguyên nhân bao gồm: Tuổi tác, Căng thẳng về tình trạng sức khỏe (thường xuyên), Viêm khớp, Ảnh hưởng bởi yếu tố bất lợi của môi trường ngủ, Hành vi ngủ/ nằm nghỉ trưa trong ngày: Ngủ > 30 phút, Nằm nghỉ > 30 phút, Lo lắng quá mức vào ban đêm về chuyện mất ngủ.

Kết quả nghiên cứu của Vương Gia Bảo và cộng sự

Giải thích Caption:  Nhóm tác giả đã đề xuất rất nhiều yếu tố được cho nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người già. Sau quá trình kiểm chứng và phân tích dữ liệu, chỉ có các yếu tố được tô vàng được chứng minh là nguyên nhân gây bệnh, những yếu tố còn không có ảnh hưởng đến giấc ngủ ở người già.

Đọc đầy đủ nghiên cứu của Vương Gia Bảo và cộng sự tại đây.

Hay nghiên cứu của Võ Thị Hà Hoa và Nguyễn Thị Khánh Linh (2021) [19] chỉ ra 5 nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở người cao tuổi tại thành phố Đà Nẵng. 

5 nguyên nhân bao gồm: Không sử dụng nước lọc là thức uống hằng ngày, Mắc đái tháo đường, Không ngủ trưa thường xuyên (ngủ trưa <3 lần/ tuần), Tiếng ồn thường xuyên tại khu vực sống, Nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao.

Biểu đồ mô tả các vấn đề khi ngủ của người cao tuổi tại thành phố Đà Nẵng trong nghiên cứu của Võ Thị Hà Hoa và Nguyễn Thị Khánh Linh

Đọc đầy đủ nghiên cứu của Võ Thị Hà Hoa và Nguyễn Thị Khánh Linh tại đây.

Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người già trong và ngoài nước. 

Kết luận 

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe con người, phục vụ nhiều chức năng và cần thiết cho các hoạt động của cơ thể và đảm bảo sự khỏe mạnh trong suốt cuộc đời [36]. Đối với người cao tuổi, những vấn đề về giấc ngủ hay gặp thường là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, giấc ngủ bị rời rạc hay dậy quá sớm vào buổi sáng. 

Khi vấn đề già hoá dân số diễn ra một cách nhanh chóng thì tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém cũng sẽ tăng theo [37]. Do đó, chứng mất ngủ ở người cao tuổi cần được xem xét cẩn thận và quan tâm nhiều hơn. 

Trong số các phương pháp hỗ trợ không dùng thuốc thì điện trường cao áp sẽ giải quyết tốt các nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người già như giảm đau nhức xương khớp, hạn chế căng thẳng lo âu.

Tuy nhiên, điện trường cao áp là một phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn các chẩn đoán của bác sĩ. Đồng thời, điện trường cao áp không phù hợp với tất cả mọi người, phụ nữ mang thai, người có máy tạo nhịp tim và một số bệnh lý khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.