Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân và cách điều trị
Đau nhức xương khớp dễ dàng nhận thấy với các triệu chứng như cứng khớp, đau nhức dai dẳng,…sau khi vận động, mỗi khi thức dậy hoặc lúc “trái gió trở trời”, đặc biệt thường gặp ở người cao tuổi. Điều này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt, giấc ngủ mà còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy nguyên nhân tình trạng này đến từ đâu và cách điều trị ra sao hãy cùng Người Bệnh giải đáp ngay sau đây!
- Đau nhức xương khớp là gì?
Cấu tạo cơ thể gồm 3 loại khớp bao gồm khớp động, khớp bán động và khớp bất động
Theo giải phẫu, khung xương cơ thể người được cấu tạo từ nhiều loại xương và khớp, trong đó có 3 thể khớp gồm: Khớp bất động (hộp sọ), Khớp bán động (cột sống) và Khớp động (tay, chân). Vì đặc trưng của quá trình hoạt động (di chuyển, lao động,…) cũng như áp lực sinh ra khi cơ thể vận động,… sẽ khiến khớp động và khớp bán động dần bị lão hóa, suy yếu. Tình trạng này diễn ra cho đến khi các khớp không còn đủ chức năng và sức mạnh để chống đỡ sẽ dẫn đến đau nhức xương khớp.
Đau nhức xương khớp là tình trạng các khớp xương ở một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể bị đau nhức, khó chịu diễn ra ở mức độ nhẹ hoặc đau dữ dội khi vận động, chạm vào vị trí đó:
- Gây sưng tấy khớp, cơ bắp co giật, nóng đỏ và cảm giác căng tức.
- Cứng khớp, khó vận động, đặc biệt xảy ra sau khi ngồi lâu hoặc mới ngủ dậy.
- Suy giảm khả năng vận động như đi lại hoặc thực hiện các hoạt động thế chất.
- Khi vận động, khớp có thể tạo tiếng răng rắc.
Điều này khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, biếng ăn,…khó khăn trong vận động và sinh hoạt. Nếu trước đây, vấn đề đau xương khớp chỉ xảy ra ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi thì hiện nay rất nhiều người trẻ đã phải đối mặt với nguyên do thói quen sinh hoạt.
- Nguyên nhân đau nhức xương khớp
Tỷ lệ người bị vấn đề về đau nhức xương khớp ngày càng cao, tình trạng này không chỉ gây ra các triệu chứng đau nhức, suy giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của người bệnh cả hiện tại và tương lai. Tình trạng đau nhức xương khớp xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:
2.1 Nguyên nhân do bệnh lý về xương khớp
2.1.1 Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp gối gây các cơn đau dai dẳng
Thống kê của WHO cho thấy có 0,3 – 0,5% dân số bị bệnh lý về khớp, trong đó có 20% bị thoái hóa khớp và có liên quan chặt chẻ bởi độ tuổi.
Thoái hóa khớp xảy ra là do mất cân bằng giữa hai quá trình tái tạo và phá hủy của sụn
khớp và xương dưới sụn, quá trình phá hủy chiếm ưu thế khiến sụn khớp và xương dưới
sụn bị tổn thương.
Khi tuổi càng cao cùng sự lão hóa của cơ thể, các tế bào sụn giảm dần và giảm khả năng tổng hợp chất tạo nên sợi collagen và mucopolysacarit, từ đó chất lượng sụn mất dần tính đàn hồi cùng khả năng chịu lực. Ngoài ra, sụn khớp được nuôi dưỡng bởi dịch thấm từ các mạch máu ở phần xương dưới sụn, nhưng loãng xương cùng các thương tổn mạch máu gặp ở người cao tuổi khiến suy giảm dinh dưỡng cho sụn khớp. Với các yếu tố trên khiến cho sụn khớp dần bị thoái hóa, mỏng đi và dễ bị tổn thương.
Nguồn: Bệnh Viện Quân Y 103 (2018)
2.1.2 Viêm khớp dạng thấp
Đây là tình trạng bệnh xương khớp viêm nhiều khớp và có thể tác động lên các cơ quan ngoài khớp. Bệnh thường mắc phải ở tuổi trung niên và xảy ra ở nữ giới cao hơn nam giới. Các triệu chứng thường gặp nhất là nóng, sưng, gây đau dai dẳng và hạn chế vận động các khớp ở bàn tay, thường đối xứng ở 2 bên.
Bên cạnh đó, người bệnh thường sẽ bị cứng khớp buổi sáng và kéo dài > 30 phút. Nếu tình trạng này tiến triển nặng sẽ khiến khớp ở bàn tay bị biến dạng, làm hạn chế quá trình vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
2.1.3 Bệnh Gút
Tinh thể Urat tích tụ trong khớp
Đây là một dạng viêm khớp rất thường gặp, bệnh xảy ra khi có sự rối loạn chuyển hóa nhân purin (chất có trong nội tạng động vật, thịt đỏ,…), từ đó làm gia tăng nồng độ Axit Uric trong máu. Khi nồng độ này tăng cao liên tục sẽ dẫn đến tích tụ các tinh thể urat và gay ra các cơn đau dữ dội và đột ngột ở các khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối,… kèm theo các hiện tượng sưng đỏ và thường xảy ra vào ban đêm.
Theo ncbi.nlm.nih.gov: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3247913/
2.1.4 Lao xương
Đây là dạng bệnh truyền nhiễm do khuẩn Tuberculosis và thường khởi phát ở hệ hệ hô hấp và tiêu hóa, tiếp tục theo đường máu truyền sang các cơ quan khác. Khi vi khuẩn tấn công đến xương sẽ thành bệnh lao xương, từ đó dẫn đến gây đau đớn ở các vị trí thường gặp nhất như cột sống, khớp háng, khớp gối,…
2.1.5 Loãng xương
Loãng xương là tình trạng xương bị yếu, không còn rắn chắc như bình thường
Là tình trạng xương bị giảm khối mật độ chất khoáng trong xương và kèm theo suy giảm cấu trúc xương và làm tăng nguy cơ gãy xương dù chỉ với va chạm, chấn thương nhẹ. Bệnh loãng xương thường xảy ra ở người lớn tuổi, phụ nữ sau mãn kinh,…
Theo: Marcy B. Bolster, MD, Harvard Medical School
2.1.6 Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống có thể biểu hiệu ở hầu hết mọi cơ quan
Là một bệnh mãn tính kéo dài, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công da, gây phát ban hoặc sưng, có thể xuất hiện ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thế và đặc biệt thường gặp ở phụ nữ. Hầu hết người mắc bệnh sẽ xuất hiện các vết hồng ban trên da, đau hoặc sưng ở cơ và khớp, phát sốt,…
Theo cdc.gov: https://www.cdc.gov/lupus/glossary/index.html
2.1.7 Viêm cột sống dính khớp
Là bệnh viêm hệ thống mạn tính, theo thời gian có thể khiến một số xương ở cột sống (được gọi là đốt sống) dính lại với nhau, khiến cột sống kém linh hỏa và dẫn đến tư thế khom lưng.
Ước tính có khoảng 1 – 1.4% dân số mắc bệnh, trong đó, tỷ lệ bệnh ở đàn ông cao gấp 2 – 3 lần so với phụ nữ. Các triệu chứng thường bắt đầu rất sớm ở giai đoạn đầu tuổi trưởng thành và phát triển rất chậm.
Theo mayoclinic.org: Ankylosing spondylitis
2.1.8 Viêm khớp vảy nến
Là một trong các bệnh viêm khớp do bệnh lý tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch nhầm lẫn và tự tấn công các tế bào, mô khỏe mạnh trong cơ thể. Chính điều này gây ra hiện tượng sản xuất quá mức ở các tế bào ở da cũng như viêm ở khớp xương.
2.1.9 Viêm gân
Viêm gân là tình trạng viêm hay tổn thương của các sợi dây xơ dày gắn cơ với xương (những sợi dây này được gọi là gân). Viêm gân có thể xảy ra ở bất kỳ gân nào. Nhưng phổ biến nhất là ở vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.
Theo mayoclinic.org: Tendinitis
2.2 Nguyên nhân do thói quen sinh hoat
2.2.1 Chấn thương
Chấn thương thường xảy ra trong quá trình luyện tập thể thao, té ngã
Xảy ra phổ biến trong luyện tập thể thao, giao thông hoặc do lao động nặng nhọc,… gây ra các cơn đau nhức, trật khớp, bong gân,… ảnh hưởng xấu đến vận động sinh hoạt hàng ngày. Tùy theo chấn thương nặng hay nhẹ mà có mức độ đau nhức cũng như thời gian phục hồi tương ứng.
2.2.2 Sinh hoạt, làm việc sai tư thế
Các tư thế sinh hoạt, làm việc không đúng, kém lành mạnh sẽ gây nguy cơ tổn thương cao đến xương khớp. Trong đó nguyên nhân thường thấy nhất là do ngồi quá lâu, hay gù lưng, ngồi bắt chéo chân, hiếm khi vận động.
2.2.3 Chế độ dinh dưỡng
Việc ăn uống không đủ chất, thiếu hụt vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,… khiến cơ thể không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu khiến khớp trở nên khô và dễ gây ra tình trạng đau nhức xương khớp.
2.3 Nguyên nhân do các yếu tố khác
2.3.1 Sự thay đổi thời tiết
Sự thay đổi của áp suất không khí có thể khiến cơ và gân co lại hoặc giãn ra, điều này phản ứng tùy theo tốc độ khác nhau có thể gây kéo và căng cơ, dẫn tới tình trạng đau nhức xương khớp. Đồng thời, khi trời trở lạnh, nhiệt độ thấp sẽ khiến dịch nhầy có trong bao hoạt dịch đặc lại và bị dày hơn làm cho khớp căng cứng và gia tăng cơn đau. Vì thế, khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức xương khớp nhiều hơn.
2.3.2 Tuổi tác
Tốc độ lão hóa tự nhiên của cơ thể sẽ dần khiến sự đàn hồi, dẻo dai và linh hoạt của cơ xương khớp giảm dần theo thời gian. Điều này diễn ra ở các bộ phận như khớp, xương, sụn và cơ thể bị bào mòn dần, trở mỏng yếu, suy giảm mật độ và kích thước, dễ bị tổn thương và dẫn đến vấn đề cơ thể bị đau nhức xương khớp, thường thấy ở người cao tuổi.
2.3.3 Sử dụng các chất kích thích
Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay lạm dụng các loại thuốc có chứa corticoid sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp:
- Thành phần cồn khiến tĩnh mạch giãn nở, dồn ứ tuần hoàn máu gây các triệu chứng đau nhức xương khớp và đồng thời uống rượu bia làm tăng lượng axit uric có trong máu, gây các bệnh gút khiến khớp ở ngón tay, ngón chân, các khớp bị sưng đỏ.
- Theo BS Nguyễn Tấn Lãm, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết “Uống rượu bia nhiều là một trong những nguyên nhân gây nguy hại đến chỏm xương đùi, người bệnh có thể bị mục khớp háng cả 2 bên. Khi sử dụng nhiều bia rượu các tế bào mỡ máu ở một số người sẽ to bất thường. Chỏm xương đùi chỉ có 1 mạch máu duy nhất, khi mỡ máu đi vào vị trí mạch ở chỏm xương đùi sẽ gây tắc mạch dẫn tới hoại tử chỏm xương đùi. Tình trạng này âm thầm diễn tiến theo thời gian khi có biểu hiện đau nhức thì đã ở mức độ nặng”.
- Hút thuốc làm tăng carbon monoxide, suy giảm lượng oxy trong máu khiến cản trở quá trình chữa lành hư tổn ở các sụn khớp, về lâu dài gây đau nhức xương khớp.
- Thuốc có chứa corticoid gây ức chế sự phát triển của xương và sụn, vì thế khi dùng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
3. Các loại đau nhức xương khớp và triệu chứng đi kèm
Đau nhức xương khớp xảy ra với nhiều vị trí khác nhau, trong đó phổ biến thường thấy nhất ở:
3.1 Đau nhức cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy là tình trạng thường gặp ở mọi độ tuổi và nghề nghiệp
Đau nhức cổ vai gáy là tình trạng các cơ ở vùng gáy co rút, chèn ép mạch máu lưu thông kém. Hầu hết các cơn đau nhức ở vùng cổ và vai thường do các nguyên nhân sau:
- Chấn thương mô mềm bao gồm cơ, gân, dây chằng gây ra co thắt cơ bắp, đau đầu
- Rách gân chóp xoay do chấn thương thường gặp ở quá trình tập thể thao, sử dụng quá nhiều lần cánh tay qua vai. Ngoài ra khi cơ thể lão hóa làm giảm khả năng cung cấp máu, từ đó quá trình chữa lành tổn thương diễn ra chậm hơn, từ đó tại khớp có thể hình thành gai xương khiến rách gân chóp xoay gây ra các cơn đau dữ dội ở vai và làm suy yếu lực cánh tay.
- Chấn thương cổ do tình trạng rách cơ, gân, dây chằng ở cổ do chuyển động đột ngột về một hướng rồi giật lại nhanh chóng, thường xảy ra trong va chạm xe, gây đau và cứng cổ, nhức đầu hoặc cảm thấy choáng váng.
- Thoái hóa đốt sống cổ vì tình trạng mòn đĩa đệm cột sống do tuổi tác (cột sống có cấu tạo gồm các đốt sống và ở giữa các đốt sống có vật liệu mềm gọi là đĩa đệm). Khi già đi, các đĩa đệm dần mất nước và trở nên cứng hơn, điều này khiến các đốt sống di chuyển gần nhau hơn gây ra kích ứng niêm mạc khớp, tạo ra cơn đau và cứng khớp.
Tình trạng đau nhức vai gáy khiến vùng cột sống cổ thường xuyên căng cứng hoặc đau âm ỉ, thậm chí cơn đau lan ra vùng thái dương, vùng sau vai gáy và cả vùng vai, tay khiến cả người ê nhức, đau mỏi và từ đó hạn chế các tầm hoạt động khi quay cổ, xoay người, nhất là khi ở lâu một tư thế.
Theo healthline.com: What Causes Concurrent Neck and Shoulder Pain, and How Do I Treat It?
3.2 Đau mỏi vùng cánh tay
Tình trạng này thường xảy ra do cơ và mạch máu bị chèn ép lâu khiến máu lưu thông kém vì hay gối đầu lên cánh tay, thiếu vitamin D, Canxi và dễ bị chuột rút hoặc khi tập thể thao chưa đúng kỹ thuật.
Điều này khiến cánh tay có cảm giác đau nhức âm ỉ, bị căng cứng ở cơ, khớp hoặc gây khó chịu ở bất kì vị trí nào trên cánh tay như: Vai, khủy tay, cổ tay – có thể xuất hiện ở một hoặc đồng thời cả hai tay cùng lúc. Một số triệu chứng thường thấy, điển hình như:
- Đau nhức cánh tay khi làm việc nặng, vận động.
- Sưng tấy, sưng hạch ở dưới cánh tay hay đỏ cánh tay
- Tê cánh tay và thậm chí có thể bị buốt ở ngón tay
- Khó khăn trong hoạt động xoay cánh tay hoặc cử động mạnh.
- Ngứa ở các vùng cánh tay bị đau.
3.3 Đau mỏi lưng
- Theo WHO thống kê cho thấy có 70% dân số thế giới khi bị đau lưng ít nhất 1 lần trong đời. Tình trạng đau mỏi lưng thường gặp ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi do bị chấn thương, viêm khớp, viêm cột sống sinh khớp, cong vẹo cột sống, thừa cân, béo phì… làm ảnh hưởng đến quá trình vận động, sinh hoạt
- Người mắc bệnh sẽ cảm giác cơn đau ngắt quãng hoặc kéo dài âm ỉ ở lưng và chủ yếu ở vùng cột sống thắt lưng. Cơn đau có thể lan ra trước bụng, xuống mông đến chấn hoặc trú ở vị trí cố định. Một số trường hợp sẽ có triệu chứng tê bì, yếu hai chân và rối loạn tiểu tiện .
3.4 Đau mỏi vùng chi dưới
Xảy ra chủ yếu do cơ thể thiếu hụt canxi và vitamin D khiến cơ thể bị loãng xương và đau mỏi vùng chi khớp dưới. Đây là tình trạng phổ biến và hay gặp ở những người ít vận động, phụ nữ sau sinh và người cao tuổi. Đau mỏi vùng chi dưới thường xảy ra tại các vị trí như: khớp cổ bàn ngón chân, Khớp háng và khớp gối.
Người bị đau mỏi vùng chi dưới sẽ thường xuất hiện các triệu chứng như mỏi bắp chân, đau nhức đùi, tê bì chân và đôi khi bị chuột rút, từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
4. Các biến chứng đau nhức xương khớp
Tình trạng teo cơ khiến cơ thể khó khăn trong vận động
Đau xương khớp nếu chủ quan và không chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng khó có thể phục hồi, ngày càng tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng sống của người bệnh.
- Mất dần chức năng vận động: Đây là biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh có thể hoàn toàn mất đi khả năng đi lại, sinh hoạt thường ngày và cần phải phụ thuộc vào người khác.
- Teo cơ và biến dạng khớp: Đau nhức xương khớp nếu diễn ra dai dẳng có thể dẫn đến khớp bị sưng to, biến dạng, cứng khớp làm hạn chế vận động và nặng hơn sẽ phải đối mặt với việc bị dính khớp, teo cơ và thậm chí là bại liệt.
- Ảnh hưởng đến tim mạch: Tình trạng đau khớp kéo dài có thể gây ra biến chứng tại các cơ quan ở thấp khớp cấp – bệnh này sẽ gây tổn thương đến van tim, tai tim và nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong ở người bệnh cao tuổi.
5. Cách điều trị đau nhức xương khớp
Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ diễn biến của bệnh mà người bệnh sẽ có phương pháp trị liệu tương ứng, về cơ bản thường có các cách trị đau nhức xương khớp như sau:
5.1 Chườm nóng và lạnh
- Chường nóng đối với tình trạng đau xương khớp do co cứng cơ nhằm giúp giải tỏa, thư giãn và làm dịu cơn đau cho các bó cơ xung quanh khớp
- Chườm lạnh lên vùng khớp bị đau nhức để làm giảm sưng, đau và viêm hiệu quả
5.2 Châm cứu
- Châm cứu giúp tác động vào huyệt đạo liên quan đến hệ thống xương khớp, kích thích sản sinh endorphin (chất giảm đau tự nhiên của cơ thể) làm giảm sự đau nhức hiệu quả.
- Bên cạnh đó, việc châm cứu còn giúp giảm viêm, sưng tấy ở khớp nhằm cải thiện tình trạng cứng khớp và đồng thời giúp khí huyết lưu thông, tăng cường cung cấp oxy, dưỡng chất đến các khớp, góp phần nuôi dưỡng sụn và phục hồi tổn thương hiệu quả.
5.3 Sử dụng thuốc hoặc tiêm thuốc giảm đau
Thường áp dụng đối với người bệnh bị đau khớp kéo kèm triệu chứng sưng sẽ được bác sĩ kê thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau và kháng viêm. Nếu trường hợp không thuyên giảm đau khớp sau khi dùng thuốc, bác sĩ có thể sẽ tiêm vào khớp với tần suất khoảng 3 – 4 tháng/lần.
5.4 Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
Việc tập vật lý trị liệu sẽ được bác sĩ và kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh thực hiện nhằm ổn định cấu trúc các khớp, tăng cường sức mạnh cơ ở xung quanh khớp và cải thiện khả năng vận động cho khớp linh hoạt hơn. Tuy nhiên đây là phương pháp cần thực hiện đều đặn trong thời gian dài mới có kết quả tốt.
5.5 Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh và trọng tâm bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin D, C, E, Canxi, Omega-3,… nhằm củng cố nền tảng xương khớp vững chắc, cải thiện tình trạng đau nhức cũng như tăng khả năng miễn dịch tốt hơn. Đặc biệt, người bệnh cần hạn chế sử dụng các chất kích thích để tránh gây viêm, sưng và làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
- Tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng hợp lý để tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện chức năng các khớp và đồng thời giúp giảm áp lực trọng lượng cơ thể quá tải lên các khớp, nhất là ở các vùng chi dưới.
5.6 Phẫu thuật
Đây là biện pháp cuối cùng khi các cách điều trị khác không hiệu quả và việc lựa chọn phẫu thuật tùy thuộc vào sức khỏe tổng quát, nguyên nhân và tình trạng bệnh. Một số loại phẫu thuật thường gặp như: Thay khớp, nắn chỉnh khớp, hợp nhất khớp,…
5.7 Sử dụng máy trị liệu điện trường cao áp Fujiiryoki Eledog FX-14000
Sử dụng máy điện trường cao áp Fujiiryoki Eledog FX-14000 để hỗ trợ điều trị đau xương khớp
Đây là thiết bị trị liệu đạt nhiều chứng nhận danh giá từ Bộ Y tế Nhật Bản giúp chăm sóc sức khỏe tại nhà. Máy điện trường cao áp Fujiiryoki Eledog FX-14000 sử dụng phương pháp trị liệu tần số thấp, không xâm lấn, ứng dụng công nghệ EMS, MCR và TENS để truyền các xung điện nhẹ vào cơ thể thông qua các điện cực trên dạ, kích thích các dây thần kinh và cơ bắp, từ đó tạo ra nhiều hiệu ứng trị liệu hiệu quả.
Trong đó:
- EMS (Electrical Muscle Stimulation): Giúp tăng cường và phục hồi chức năng cơ bắp. Đặc biệt hữu ích đối với người bị yếu cơ, teo cơ hoặc cần phục hồi sau chấn thương.
- MCR (Microcurrent Therapy): Có tác dụng giảm đau, giảm viêm, tăng cường sản xuất collagen và elastin để tải tạo mô và chữa lành vết thương. Phương pháp này phù hợp với người các vấn đề về đau xương khớp mãn tính hoặc chấn thương thể thao.
- TENS (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation) – Kích thích thần kinh điện qua da: Ngăn chặn các tín hiệu đau đến não và kích thích sản sinh endorphin, hormone giảm đau tự nhiên cho cơ thể. Sử dụng phương pháp này đặc biệt có ích để giảm đau nhức xương khớp đầu gối, hông, đau mãn tính, sau phẫu thuật hoặc do chấn thương.
Đau nhức cơ xương khớp trở nên rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên người mắc phải tình trạng này không nên chủ quan, theo quan điểm nghỉ ngơi sẽ tự khỏi, từ đó khiến tình trạng bệnh kéo dài và gây biến chứng không thể phục hồi. Khi có dấu hiệu bệnh hãy nhanh chóng điều trị với phương pháp thích hợp và kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình.
Có thể bạn quan tâm
- Chia sẻ thực tế từ người dùng về trải nghiệm trị liệu bằng điện trường cao áp
- Hành trình phát triển của phương pháp trị liệu TENS
- Bí quyết ngủ ngon của người cao tuổi ở Nhật bản: Chìa khóa cho sức khỏe và tinh thần viên mãn
- Đau nhức xương khớp – Nhìn lại 1000 năm lịch sử điều trị
- Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp trị liệu EMS