Mất ngủ, khó ngủ ở người già – Nguyên nhân và Cách chữa trị

Uncategorized

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ và tinh thần của con người, đặc biệt là người cao tuổi. Tuy nhiên mất ngủ lại là vấn đề phổ biến thường gặp ở nhóm đối tượng này, có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống của họ. Chứng mất ngủ ở người cao tuổi hay bệnh mất ngủ ở người cao tuổi không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng sẽ gây ra nhiều hệ luỵ về sức khoẻ, tiềm ẩn nguy cơ rút ngắn tuổi thọ, gia tăng các bệnh lý liên quan. Vậy nguyên nhân mất ngủ triền miên ở người cao tuổi là do đâu và cách điều trị như thế nào?

Nguyên nhân mất ngủ ở người lớn tuổi

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở người cao tuổi hay bệnh mất ngủ ở người cao tuổi, hiểu rõ các nguyên nhân này sẽ giúp tìm ra hướng điều trị thích hợp, nhanh chóng ngăn chắn các hậu quả khôn lường có thể xảy ra.

1. Suy giảm chức năng theo tuổi tác

Theo thời gian, các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả tế bào thần kinh sẽ dần lão hoá và suy giảm chức năng của chúng. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của vùng não bộ, điều khiển giấc ngủ, dẫn đến rối loạn sinh học, khiến người cao tuổi mất ngủ mãn tính hoặc ngủ không sâu giấc. Ngoài ra, khi tuổi tác càng cao, việc sản xuất melatonin-một loại hormone điều hoà chủ kỳ ngủ-thức của cơ thể-sẽ giảm dần, dẫn đến việc đi vào giấc ngủ trở lên khó khăn hơn bao giờ hết.

2. Thay đổi nội tiết tố

Càng lớn tuổi, các nội tiết tố trong cơ thể sẽ giảm dần. Ở nữ giới, sự sụt giảm estrogen và progesterone sau mãn kinh có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như bốc hoả, đổ mồ hoi ban đêm, tim đập nhanh, tất cả đều ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ. Tương tự, ở nam giới, nồng độ testosterone cũng giảm dần theo sự tăng lên của tuổi tác. Điều này dẫn đến tinh thần mệt mỏi, không có động lực và gián tiếp gây ra chứng mất ngủ ở người cao tuổi.

3. Các vấn đề sức khoẻ

Người cao tuổi thường phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau. Các cơn đau nhức xương khớp, đặc biệt là vào ban đêm, có thể khiến người cao tuổi khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Hay chứng trào ngược dạ dày thực quản sẽ gây ra cảm giác nóng rát, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Các bệnh về rối loạn hô hấp, ngưng thở khi ngủ, hen suyễn cũng là những nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ở người cao tuổi. Ngoài ra, các bệnh lý khác như bệnh về thận, tiết niệu, huyết áp, tiểu đường,.. cũng tạo điều kiện thuận lợi làm gia tăng sự nghiêm trọng của chứng mất ngủ ở người cao tuổi.

4. Yếu tố tâm lý

Dưới tác động của quá trình lão hoá, người cao tuổi dễ mắc các vấn đề liên quan đến tâm lý. Không chỉ ở người trẻ, người cao tuổi cũng có xu hướng xem nhẹ các vấn đề tâm lý của bản thân trong khi các vấn đề này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ngủ. Khi căng thẳng, lo âu quá lâu, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormone cortisol, khiến cho người cao tuổi khó ngủ. Hay sự thiếu giao tiếp, mất kết nối xã hội dẫn đến người cao tuổi cảm thấy cô đơn, buồn chán cũng sẽ tạo ra chứng khó ngủ. Đặc biệt, bệnh trầm cảm ngày càng trở lên phổ biến ở người cao tuổi, các triệu chứng buồn bã, chán nản, mấy hứng thú đều khiến cho người cao tuổi mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc

5. Môi trường ngủ không phù hợp

Thông thường, giấc ngủ ở người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi sự tác động từ môi trường bên ngoài, như là tiếng ồn quá lớn, ánh sáng quá chói, nhất là ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử, đã ức chế sản xuất melatonin, khiến người cao tuổi khó ngủ. Hay nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hay quá lạnh cũng tạo ra các vấn đề tương tự. Bên cạnh đó, chỗ ngủ không thoải mái, giường ngủ, chăn ga gối niệm thô cứng không êm ái cũng khiến người cao tuổi cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ.

Các cách điều trị mất ngủ ở người cao tuổi

Điều trị chứng mất ngủ ở người cao tuổi hay bệnh mất ngủ ở người cao tuổi cần dựa vào các nguyên nhân gây ra bệnh. Người cao tuổi nên kết hợp giữa điều trị bằng thước và các phương pháp hỗ trợ không dùng thuốc khác để tối ưu hoá kết quả điều trị. Với những người mắc bệnh nền, cần điều trị kiểm soát kết hợp dùng các thiết bị chuyên dùng để hạn chế ảnh hưởng đến giấc ngủ.

1. Thay đổi lối sống

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình, người cao tuổi nên thiết lập thói quen ngủ nghỉ khoa học, đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần. Tránh ngủ trưa quá nhiều hoặc ngủ quá gần giờ đi ngủ. Phòng ngủ nên yên tĩnh, tối và mát mẻ, cần sử dụng giường, gối, đệm phù hợp, không nên sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài trước khi ngủ.

Tập thể dục thường xuyên cũng giúp hỗ trợ giấc ngủ, nhưng tránh tập quá gần giờ đi ngủ. Các bài tập yoga, thiền cũng các bài tập thư giãn khác đều là các cách giảm căng thẳng lo âu hiệu quả. Người cao tuổi cũng cần chủ ý chế độ ăn uống của mình. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tránh ăn quá no hoặc ăn lúc gần giờ đi ngủ, tránh caffeine và rượu bia, tất cả những việc này đều khiến cho người cao tuổi an giấc, có một giấc ngủ sâu và hiệu quả.

2. Điều trị các bệnh lý tiềm ẩn

Nếu người cao tuổi bị mất ngủ do các bệnh lý tiềm ẩn gây ra (đau nhức xương khớp, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn hô hấp,…) thì việc điều trị các bệnh lý này sẽ có thể dứt điểm chứng mất ngủ. Bênh cạnh việc tuân theo chỉ định của bác sĩ, người cao tuổi có thể thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng. Đau nhức xương khớp, đặc biệt là vào ban đêm là nguyên nguyên phổ biến khiến người cao tuổi khó ngủ. Xoa bóp nhẹ nhàng các vị trị hay bị đau nhức như đầu vai, gáy, tay chân sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giả co cơ, từ đó giảm đau nhức và dễ ngủ hơn. Liệu pháp xoa bóp không chỉ tác động đến cơ bắp mà còn giúp thư giãn tinh thần, giả căng thẳng, lo âu và tạo điều kiện cho giấc ngủ ngon và sâu sắc hơn.

3. Kết hợp với thiết bị hỗ trợ

Hiện nay, đã có nhiều thiết bị hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ ở nguời cao tuổi. Trong đó, máy trị liệu điện trường cao áp là thiết bị sử dụng điện trường cao áp tác động lên cơ thể, giúp cải thiện sức khoẻ và điều trị các bệnh lý bao gồm cả chứng mất ngủ, khó ngủ ở người cao tuổi. Các dòng điện tường cao áp giúp tăng cường lưu thông máu lên não bộ, từ đó cung cấp đầy đủ oxi và chất dinh dưỡng cho não bộ hoạt động hiệu quả, Điều này giúp giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đồng thời, các dòng điện trường cao áp này còn có tác dụng giảm đau hiệu quả, đặc biệt là các cơn đau nhức xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, còn giúp cải thiện chức năng thần kinh, bao gồm cả chức năng của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Tất cả đều giúp điều hoà nhịp sinh học, từ đó khiến người cao tuổi dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

Đọc thêm: Máy điện trường có tốt không: Lợi ích, Nguy cơ và Lưu ý Khi Sử Dụng

4. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là một cách hiệu quả để điều trị dứt điểm chứng mất ngủ ở người cao tuổi. Một số loại thuốc điều trị được bác sĩ chỉ định là: thuốc an thần (benzodiazepine, diazepam hoặc zaleplon, zolpidem), một số loại thuốc tác động đến hormone melatonin hay thuốc chống trầm cảm (trazodone, doxepin). Tuy nhiên, người cao tuổi hay bất kể ai đều không được tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Tự ý sử dụng hay lạm dụng các loại thuốc chữa mất ngủ sẽ gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và sức khoẻ tổng thể. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về liều lượng, cách sử dụng thuốc từ bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị và bảo vệ sức khoẻ tối ưu.

Bên cạnh những phương pháp điều trị nêu trên, người cao tuổi cũng nên tham gia vào các hoạt động xã hội khác, cùng giao lưu với bạn bè và người thân để tránh cảm giác cô đơn, buồn chán, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần và giấc ngủ. Ngoài ra, người cao tuổi cần nhanh chóng thăm khám ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh mất ngủ để chữa trị kịp thời, tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.