Giúp Người Già Ngủ Ngon Giấc: Bỏ Ngay 7 Loại Thực Phẩm Này Ra Khỏi Chế Độ Ăn
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của con người, đặc biệt là người cao tuổi. Tuy nhiên, nhiều người già thường gặp vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ, người cao tuổi cũng cần phải lưu ý loại bỏ một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là năm loại thực phẩm mà người cao tuổi nên tránh xa để có giấc ngủ ngon.
Thực phẩm chứa nhiều caffeine
Caffeine là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp cơ thể tỉnh táo và tập trung. Tuy nhiên, thực phẩm này cũng có thể khiến người lớn tuổi khó ngủ, đặc biệt khi sử dụng gần giờ đi ngủ. Các thực phẩm chứa nhiều caffeine như là: Cà phê, Trà, Nước ngọt có ga, Một số loại thuốc giảm đau,..
Nên hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa caffeine ít nhất 4 tiếng trước khi đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ ngon.
Thực phẩm lên men
Các thực phẩm lên men có chứa nhiều acid không tốt cho dạ dày, gây khó tiêu, nhộn nhạo ở bụng dẫn đến tình trạng khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, các thực phẩm này còn lợi tiểu làm bạn phải thức dậy giữa chừng để đi vệ sinh nhiều lần, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn. Đối với những người lớn tuổi, sau khi tỉnh giấc giữa chừng và nhiều lần sẽ rất khó để ngủ lại. Các thực phẩm lên men cần hạn chế vào bữa tuổi như là sữa chua, phô mai, các loại dưa muối,… Nếu trước khi ngủ cảm thấy đói bụng, hãy uống một cốc sữa ấm hoặc trà gừng mật ong, vừa giúp no bụng vừa giúp dễ vào giấc ngủ hơn.
Thực phẩm nhiều đường
Ăn nhiều thực phẩm ngọt (nhiều đường hóa học) trước khi ngủ có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột, càng nghiêm trọng hơn khi người già là nhóm người mắc các bệnh về cao huyết áp nhất. Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tiết ra nhiều insulin để điều hòa lượng đường. Insulin có thể khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ, nhưng lại làm giảm chất lượng giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và dễ thức giấc giữa đêm. Hãy hạn chế ăn bánh kẹo, kem, nước ngọt,… trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng.
Rượu bia
Mặc dù rượu bia có thể giúp thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ, nhưng nó lại khiến chúng ta ngủ không sâu giấc, dễ bị thức giấc giữa đêm và cảm thấy cực kỳ mệt mỏi khi thức dậy. Uống rượu bia trước khi ngủ cũng có thể khiến người cao tuổi ngáy to hơn, ảnh hưởng đến chất lượng ngủ của bản thân và người xung quanh. Ngoài ra, uống rượu bia nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây ra các bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, suy tim, đột quỵ,.. Cho dù là người trẻ tuổi hay người cao tuổi đều cần hạn chế uống rượu bia ngày hôm nay để bảo vệ sức khoẻ sau này.
Thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn
Thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, chất béo không lành mạnh và các chất phụ gia, có thể gây khó tiêu, đầy hơi và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc tiêu hoá những thực phẩm này cũng đòi hỏi nhiều năng lượng hơn, khiến người cao tuổi khó ngủ hoặc dễ thức giấc vào ban đêm. Nên ưu tiên các thực phẩm tươi sống, tự chế biến tại nhà để đảm bảo sức khỏe và giấc ngủ lành mạnh.
Thực phẩm cay nóng
Đồ ăn cay nóng sẽ gây khó tiêu, trào ngược axit dạ dày, dẫn đến cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc tiêu hoá thức ăn cay nóng cũng đòi hỏi nhiều thời gian hơn, khiến cả người già lẫn người trẻ khó ngủ hoặc dễ thức giấc vào ban đêm. Cần hạn chế ăn các món cay nóng, đặc biệt là vào buổi tối trước khi ngủ.
Các loại trái cây có chứa solanine
Các loại trái cây như cà chua, ớt, khoai tây và cà tím có chứa một lượng nhỏ solanine. Solanine là một phần trong hệ thống phòng thủ tự nhiên của những loài thực vật và hoạt động như một chất động đối với côn trùng. Nếu ăn với số lượng lớn các loại trái cây trên chưa được nấu chín kỹ, có thể gây ngộ độc.
Có nhiều phương pháp trị liệu khác nhau giúp làm giảm chứng mất ngủ ở người cao tuổi, như là sử dụng máy điện trường cao áp, hay liệu pháp dựa trên chánh niệm. Ngoài việc hạn chế những nhóm thực phẩm kể trên, người cao tuổi cũng nên chú ý đến thời gian ăn uống. Cần ăn tối ít nhất 3 tiếng trước khi đi ngủ để cơ thể có thời gian tiêu hoá hết thức ăn. Tránh ăn quá no hoặc ăn vặt trước khi ngủ. Bằng cách kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học, người cao tuổi có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và nâng cao sức khoẻ tổng thể.
Có thể bạn quan tâm
- Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý cho người bệnh tim mãn tính
- 3 dấu hiệu đặc trưng của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
- Đau mỏi cổ, vai, gáy: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị
- Bệnh Alzheimer: Nguyên nhân, dấu hiệu và các biện pháp
- Cảm nhận của khách hàng về phương pháp điện trị liệu sóng tần số thấp