Bí quyết ngủ ngon của người cao tuổi ở Nhật bản: Chìa khóa cho sức khỏe và tinh thần viên mãn
Người Nhật nổi tiếng với tuổi thọ cao và sức khỏe tốt. Một trong những bí quyết quan trọng của họ chính là giấc ngủ ngon. Dưới đây là những cách đơn giản nhưng lại hiệu quả cao giúp người cao tuổi ở Nhật Bản ngủ ngon giấc.
Tạo môi trường ngủ thoải mái
Người dân Nhật có thói quen đảm bảo phòng ngủ luôn tối, yên tĩnh và mát mẻ. Điều này là cực kỳ quan trọng vì ánh sáng, tiếng ồn và nhiệt độ cao sẽ khiến cơ thể khó ngủ. Sử dụng rèm cửa tối màu, nút bịt tai hoặc máy tạo tiếng ồn trắng để chặn bớt ánh sáng và tiếng ồn. Giữ nhiệt độ phòng ngủ luôn ở mức mát mẻ, khoảng 18-20 độ C. Đây đều là những cách hợp lý để duy trì giấc ngủ sâu, không tỉnh dậy gián đoạn.
Ăn uống lành mạnh
Thức ăn hàng ngày của người Nhật luôn rất sạch sẽ và an toàn, đặc biệt họ luôn duy trì thói quen ăn uống một cách lành mạnh. Người Nhật thường tránh ăn uống quá no hoặc ăn thức ăn cay trước khi đi ngủ. Ăn quá no có thể khiến cơ thể khó tiêu hoá, dẫn đến khó ngủ, tương tự, ăn thức ăn cay sẽ gây ợ nóng và trào ngược axit. Ngoài ra, người Nhật luôn uống đủ nước trong ngày, và hạn chế uống nước trước khi ngủ. Uống quá nhiều nước trước khi ngủ sẽ tạo thói quen tiểu đêm nhiều lần, gây gián đoạn giấc ngủ. Trong khẩu phần ăn của người Nhật, họ còn bổ sung nhiều thực phẩm giàu magie, chẳng hạn như chuối, hạnh nhân, rau bina và đậu lăng. Magie sẽ giúp thư giãn cơ bắp và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Sử dụng thiết bị hỗ trợ
Với nền khoa học phát triển như hiện nay, người Nhật đã và đang sử dụng rất nhiều máy móc thiết bị hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ, giúp ngủ sâu và không gián đoạn. Một số thiết bị phổ biến bao gồm:
– Máy tạo tiếng ồn trắng: Máy tạo tiếng ồn trắng phát ra âm thanh đều đặn, êm dịu có thể chặn tiếng ồn xung quanh và giúp người dùng dễ ngủ hơn.
– Máy điện trường cao áp: Máy trị liệu điện trường cao áp là thiết bị sử dụng điện trường cao áp tác động lên cơ thể, giúp cải thiện sức khoẻ và điều trị các bệnh lý bao gồm cả chứng mất ngủ, khó ngủ ở người cao tuổi và cả người trẻ tuổi.
– Máy khuếch tán tinh dầu: Máy khuếch tán tinh dầu có thể giải phóng tinh dầu vào không khí, giúp người dùng thư giãn và dễ ngủ hơn. Một số loại tinh dầu thường được sử dụng để hỗ trợ giấc ngủ bao ngồn hoa oải hương, hoa cúc la mã và gỗ đàn hương.
– Ứng dụng theo dõi giấc ngủ: Ứng dụng theo dõi giấc ngủ sẽ theo dõi thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ và các yếu tố sức khoẻ khác của người dùng. Những thông tin này giúp xác định các vấn đề về giấc ngủ, đề xuất những thay đổi để cải thiện giấc ngủ của mình.
Đọc thêm: Máy điện trường có tốt không: Lợi ích, Nguy cơ và Lưu ý Khi Sử Dụng
Thiền định
Thiền định từ lâu đã là tinh hoa văn hoá là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Nhật Bản. Với lịch sử phát triển hàng ngàn năm, thiền định được xem là một phương pháp rèn luyện tinh thần, hỗ trợ giấc ngủ an lành, giúp con người đạt được sự an tịnh và thanh thản trong tâm hồn. Trong xã hội hối hả ngày nay, thiền định càng trở lên quan trọng hơn, thiện định sẽ giúp con người ta tìm lại sự cân bằng, bình yên trong tâm hồn và có thêm năng lượng để đối mặt với những khó khăn. Áp dụng thiền định vào cuộc sống là cách để sống chậm lại, ngủ ngon hơn và trân trọng từng khoảnh khắc đáng quý của cuộc đời.
Tập thể dục thường xuyên
Người Nhật được rèn luyện thói quen tập thể dục và vận động từ khi còn rất nhỏ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 98% trẻ em Nhật đi bộ hoặc đi xe đạp tới trường. Người trưởng thành ở Nhật cũng thường xuyên đi bộ ở những khoảng cách gần hoặc đi tới các ga tàu điện ngầm. Đồng thời, người Nhật Bản có truyền thống xem trọng tinh thần tập thể và cộng đồng. Việc cùng nhau tham gia các hoạt động thể dục thể thao được xem là cách hay để tăng cường gắn kết và rèn luyện tinh thần đồng đội. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp chúng ta có giấc ngủ ngon và sâu hơn, hạn chế thức giấc giữa chừng.
Ngủ trên sàn nhà
Thay vì sử dụng giường ngủ như thông thường, nhiều người Nhật có thói quen ngủ trên sàn nhà, sử dụng chiếu tatami (loại chiếu truyền thống) và nệm futon vào mỗi đêm. Họ tin rằng ngủ trên sản nhà giúp cột sống được giữ thẳng hàng, giảm nhiều áp lực lên cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Việc sử dụng futon cũng giúp tiết kiệm không gian, đặc biệt là trong những ngôi nhà nhỏ. Tuy nhiên, thói quen này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người có vấn đề về xương khớp.
Tắm suối nước nóng
Tắm suối nước nóng (Onsen) là một hoạt động văn hoá truyền thống và phổ biến ở Nhật Bản. Người Nhật thường đến tắm Onsen để thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nước nóng trong các suối tắm có chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ tiêu hoá. Tắm Onsen cũng là một dịp để giao lưu và kết nối với bạn bè và gia đình.
Ngủ trưa
Ngủ trưa ngắn (khoảng 15-30 phút) là một thói quen phổ biến ở Nhật Bản. Ngủ trưa được xem là một cách để tăng cường sự tập trung, cải thiện hiệu suất làm việc và giảm thiểu căng thẳng. Người Nhật thường ngủ trưa ở bất cứ đâu, từ công viên, nhà ga và cả văn phòng. Tuy nhiên, thói quen này cũng có thể gây ra một số vấn đề như khó ngủ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ về đêm nếu ngủ trưa quá nhiều.
Nhắc đến Nhật Bản, người ta thường nghĩ đến một đất nước phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật cùng với những sản phẩm công nghệ hiện đại và chất lượng cao. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bí quyết cho sự thành công của người Nhật còn nằm ở những thói quen sinh hoạt đơn giản, trong đó có bí quyết ngủ ngon. Bí quyết ngủ ngon của người Nhật chính là chìa khoá giúp họ luôn giữ được một sức khoẻ tốt và tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng cho mỗi ngày. Bằng cách áp dụng những bí quyết đơn giản này, bạn cũng có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ và cải thiện sức khoẻ tổng thể của bản thân.
Có thể bạn quan tâm
- Cải thiện tình trạng táo bón ở người lớn tuổi: 6 cách đơn giản nhưng hiệu quả
- Chia sẻ thực tế từ người dùng về trải nghiệm trị liệu bằng điện trường cao áp
- Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân và cách điều trị
- Mất ngủ ở người cao tuổi: Hệ luỵ từ bệnh lý và lối sống
- Triệu chứng lâm sàng và các bệnh lý kèm theo bệnh mất ngủ ở người già