Vì sao ngủ dậy bị đau đầu khó chịu trong người ?
Ngủ dậy hay bị đau nặng đầu khiến bạn mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng cho sự khởi đầu một ngày mới. Vậy vì sao hay gặp tình trạng ngủ dậy bị đau đầu ? Những cơn đau đầu chính là “lời báo động” cho một số thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ thiếu hợp lý của bạn, hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng hơn. Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé!
Vì sao ngủ dậy bị đau đầu khó chịu ?
-
Các trường hợp ngủ dậy bị đau đầu thường gặp
Thay vì thức dậy với tinh thần sảng khoái, thoải mái thì bạn lại thức dậy với những cơn nhức đầu, đôi khi còn thấy choáng voáng rất khó chịu.
Theo kết quả một nghiên cứu khoa học về triệu chứng khi ngủ dậy bị đau đầu đã thấy rằng: buổi sáng, cơ thể chúng ta tiết ra với số lượng lớn chất adreanalin – một chất ảnh hưởng tới huyết áp và sự điều tiết, co giãn mạch máu. Thêm nữa, khoảng thời gian 4 – 8 giờ sáng, cơ thể còn tiết ra các chất giảm đau tự nhiên là endorphins và enkephalins ở mức thấp nhất trong ngày, nên chúng ta dễ bị đau đầu, và cơn đau sau đó chậm được giảm bớt.
Điều này khiến bạn gặp phải tình trạng ngủ dậy đau đầu, đau nửa đầu, đau từ đỉnh đầu lan sang hai bên đầu, đôi khi còn kèm theo chóng mặt, buồn nôn, nôn, mệt mỏi nhiều,…
Các trường hợp ngủ dậy bị đau đầu thường gặp
-
Nguyên nhân ngủ dậy hay bị đau đầu
Một số nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi khiến bạn bị đau đầu khi ngủ dậy gồm:
- Ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều
Cơ thể mỗi chúng ta cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm để được nghỉ ngơi và duy trì hoạt động bình thường cho ngày hôm sau. Nếu bạn ngủ quá ít, huyết áp, nhịp tim của bạn đều tăng lên, gây căng thẳng cho thần kinh, từ đó tạo ra cơn đau đầu. Ngược lại, nếu bạn ngủ quá nhiều, nồng độ serotonin sẽ bị suy giảm, làm giảm lưu lượng máu tới não, gây đau đầu.
- Uống nhiều rượu bia vào đêm trước
Chất cồn khiến cơ thể chúng ta mất nước, làm giảm lượng máu lên não, ức chế các tế bào thần kinh não bộ, từ đó khiến bạn khó ngủ ngon, và còn gây đau đầu dữ dội vào sáng hôm sau khi thức dậy.
- Uống nhiều cà phê
Caffein là nhóm chất kích thích thần kinh, có khả năng gây đau đầu, chóng mặt nếu bạn uống quá nhiều vào cùng một thời điểm của đêm trước đó, là hậu quả sáng hôm sau thức dậy, bạn thấy đau đầu, choáng váng đột ngột.
- Gối đầu quá cao
Theo các chuyên gia sức khỏe trên trang Yourhealth, độ cao của gối có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn gối quá cao, bạn sẽ thấy khó ngủ, cổ vai gáy đau nhức, không hề tốt cho đốt sống cổ. Nếu gối quá thấp, sẽ khiến lượng máu dồn xuống não nhiều, và cả 2 trường hợp đều dẫn đến cảm giác hoa mắt, đau đầu, mỏi cổ gáy,… khi bạn ngủ dậy.
- Phòng quá nhiều ánh sáng
Bóng tối làm cơ thể tiết ra lượng melatonin nhiều hơn để giúp bạn ngon giấc mỗi đêm. Nhưng ánh sáng từ đèn, các thiết bị điện tử lại ngăn chặn sản xuất melatonin, khiến bạn khó ngủ, trằn trọc, bạn dễ cảm thấy chóng mặt, đau đầu sau khi thức dậy mỗi khi ngủ trong phòng nhiều ánh sáng như vậy.
- Sử dụng điện thoại, máy tính
Thói quen sử dụng điện thoại, máy tính bảng nhiều trước giờ ngủ không tốt cho não bộ, thị lực, còn khiến bạn bị căng thẳng, ngủ không ngon, và bị đau đầu khi thức dậy.
Nguyên nhân ngủ dậy hay bị đau đầu
-
Ngủ dậy bị đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
Những cơn đau đầu có thể do những thói quen xấu kể trên, hoặc là dấu hiệu cảnh báo tình trạng xấu của sức khỏe, của các bệnh nghiêm trọng hơn. Như các bệnh sau:
- Dị ứng mũi, viêm xoang:
Nếu thức dậy hay bị đau đầu, chóng mặt, kèm chảy nhiều nước mũi, nước mắt, hăng sống mũi, thì rất có thể mũi bạn đang bị tắc nghẽn vì nhiễm khuẩn gây dị ứng hoặc viêm xoang.
- Lượng đường trong máu quá thấp hoặc quá cao:
Khi bạn ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết, hay khi ăn quá nhiều đường trong khẩu phần ăn, lượng đường trong máu sẽ tụt quá thấp hoặc lên quá cao khiến bạn nóng sốt, xây sẩm mặt mày, đau đầu, choáng váng,…
- Mắt có vấn đề:
Việc nhìn nhiều màn hình điện thoại, máy tính, xem vô tuyến có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mắt bạn. Trong thời gian dài, có thể khiến bạn đau đầu, mờ mắt, phải nheo mắt khi nhìn màn hình, … bạn nên đi kiểm tra mắt để biết mắt có khỏe mạnh hay không.
- Huyết áp:
Huyết áp cao kéo dài hoặc đột ngột có thể dẫn tới cơn đau đầu là dấu hiệu thường thấy.
- Xương sống có vấn đề:
Khi xương sống, đặc biệt là các sống cổ có vấn đề, có thể dẫn tới đau đầu, chóng mặt, đau mỏi gáy, cổ, thái dương, có thể kèm theo triệu chứng buồn nôn hay nhạy cảm với ánh sáng.
- Thiếu máu não:
Nếu những nguyên nhân kể trên không phải là lý do khiến bạn đau đầu khi thức dậy, rất có thể bạn đang bị thiếu máu não. Triệu chứng kèm theo khi bị thiếu máu não ngoài đau đầu còn hay chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế, khó ngủ, trằn trọc ban đêm, ù tai, mờ mắt, tê bì chân tay,…
Ngoài các bệnh lý trên, các cơn đau đầu khi thức dậy còn là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: đột quỵ, nhiễm trùng máu, … nên tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nếu nhận thấy có sự bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngủ dậy đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
-
Ngủ dậy bị đau đầu phải làm sao?
Khi có triệu chứng đau đầu khi ngủ dậy, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân, từ đó có biện pháp khắc phục đúng cách và hiệu quả.
Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn cải thiện chứng đau đầu thường xuyên mỗi khi ngủ dậy:
- Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và chợp mắt 15-30 phút buổi trưa, ngủ với chiếc gối có độ cao phù hợp, tạo không gian yên tĩnh, ít sáng khi ngủ
- Hạn chế uống caffeine và dùng thuốc ngủ, thuốc giảm đau lâu dài
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, vì đôi khi đau đầu là triệu chứng khi cơ thể bạn bị mất nước
- Chườm đầu với đá lạnh có thể làm giảm cơn đau nhức đầu tức thời.
- Khi đau đầu, bạn có thể thưởng thức trà gừng nóng, trà bạc hà, xông phòng với tinh dầu sả/ oải hương để thấy dễ chịu hơn
- Trước khi ra khỏi giường, bạn nên ngồi dậy từ từ, cử động chân tay trong vài phút rồi hãy đứng lên.
- Châm cứu để thả lỏng cơ thể và cảm thấy thư giãn đầu óc, có tác dụng giảm đau đầu kinh niên, mãn tính.
Ngoài ra, người bệnh cần chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thay đổi thói quen sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, vừa sức với các bài tập như: yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng,… cũng nhằm nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần, tăng lưu thông máu trong cơ thể, giảm đau đầu hiệu quả.
Gối đầu có độ cao phù hợp sẽ giảm đau đầu khi ngủ dậy
Nếu tình trạng đau đầu, chóng mặt không thuyên giảm hoặc nghi ngờ do bệnh lý, nên thăm khám tại các ơ sở y tế để được thăm khám và điều trị hiệu quả.