Đau bụng dưới làm sao để hết?

Thông tin hữu ích

Bụng dưới, đặc biệt ở nữ giới là triệu chứng không nên xem nhẹ, vì bụng dưới của phụ nữ là nơi tập trung chủ yếu các cơ quan sinh sản của nữ giới. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới, cùng tìm hiểu kĩ hơn về chứng đau này cùng cách xử lý làm sao để hết đau bụng dưới trong bài viết này nhé!

đau bụng dưới

Đau bụng dưới làm sao để hết?

  • Đau dưới bụng là làm sao ?

Bụng được phân chia thành bốn vị trí, đó là vùng trên rốn (thượng vị), dưới rốn (hạ vị, bụng dưới), bên trái rốn là hố chậu trái, bên phải rốn là hố chậu phải.

Bụng dưới là nơi chứa rất nhiều cơ quan quan trọng, như: đại tràng, trực tràng, ruột thừa, niệu quản dưới, bàng quang, tiểu khung, phần phụ ở nữ (tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo…), tiền liệt tuyến (nam giới). Vì vậy, khi bất kỳ một cơ quan nào có vấn đề đều có thể có dấu hiệu là đau bụng dưới, đôi khi còn kèm theo nhiều triệu chứng khác. Khi một trong các cơ quan đó bị bệnh gây đau, có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác (chèn ép, viêm nhiễm, biến chứng,…) nếu không có kiến thức chuyên môn, tự chẩn đoán, tự điều trị sẽ rất nguy hiểm cho bản thân.

Nên chúng ta cần chú ý đến mọi triệu chứng bất thường của cơ thể, để khi đi thăm khám hãy nói lên những triệu chứng đó với bác sĩ, phát hiện và điều trị bệnh sớm đạt hiệu quả.

đau bụng dưới dấu hiệu bệnh gì ?

Tình trạng đau bụng dưới

  • Các trường hợp đau bụng dưới

Cùng tìm hiểu kĩ hơn về các trường hợp đau bụng dưới, về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh lý nào và giải pháp khắc phục.

Đau bụng dưới bên trái

Bụng dưới bên trái là khu vực được tính từ rốn đến xương chậu bên trái, bao gồm nhiều cơ quan nội tạng như: phần cuối của ruột già, đại tràng sigma, trực tràng, buồng trứng (ở nữ giới) các mô, cơ bắp, mỡ và mô liên kết. Nên triệu chứng đau bụng dưới bên trái có thể do nhiều vấn đề khác nhau.

Nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng dưới bên trái có thể đơn giản là: bạn bị táo bón, rối loạn tiêu hóa, ăn phải những đồ ăn khiến cơ thể phản ứng, … Nhưng nếu các cơn đau này diễn ra thường xuyên và kéo dài, đau dữ dội hơn, thì bạn hãy nghĩ đến việc đó là dấu hiệu của một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Hệ tiêu hóa gặp vấn đề: như các bệnh viêm túi thừa cấp (do viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa, gây nên các cơn đau bụng dữ dội kèm triệu chứng như sốt, buồn nôn, nôn mửa, táo bón nặng,…), bệnh viêm đường ruột, bao gồm cả bệnh viêm đường ruột mạn tính Crohn, viêm loét đại tràng, viêm ruột già, thoát vị bẹn nghẹt (do một phần ruột bị mắc kẹt trong túi thoát vị và thiếu máu nuôi dưỡng),…
  • Bệnh lý của hệ sinh sản:

Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có rất nhiều bệnh lý gây nên các cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên trái như: Sảy thai, mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, trứng rụng nhưng bị xoắn lại với nhau, viêm vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt,…

Nam giới cũng có các vấn đề liên quan đến sinh sản gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái bao gồm: Nhiễm trùng hay viêm túi tinh (túi nằm gần tuyến tiền liệt tiết ra chất dịch có trong tinh dịch), nhiễm trùng hay viêm tuyến tiền liệt, xoắn tinh hoàn,…

  • Bệnh lý về hệ bài tiết

Điển hình nhất là các bệnh sau:

Sỏi tiết niệu: sỏi ở thận trái hay sỏi ở tiết niệu đều sẽ gây ra những cơn đau quặn ở bụng dưới bên trái, có thể kèm theo những triệu chứng như: buồn nôn, nôn mửa, đi tiểu buốt và ra máu,…

Nhiễm trùng đường niệu: Dấu hiệu thường gặp là tiểu tiện nhiều lần và khi tiểu tiện thấy đau buốt.

Viêm bàng quang

  • Những nguyên nhân khác

Nếu trong ổ bụng dưới bên trái xuất hiện các vết bầm hay khối máu tụ ở các cơ trong thành bụng cũng có thể gây ra cơn đau bụng dưới bên trái. Hay khi hệ tuần hoàn có vấn

Giải pháp khi bị đau bụng dưới bên trái:

  • Đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh để theo dõi thêm, chú ý hơn đến các triệu chứng của cơ thể, nếu có bất thường hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
  • Khi xuất hiện cơn đau, bạn nên dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng, vận động mạnh.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, hay các mẹo chữa dân gian khi chưa biết chắc tình trạng đau do vấn đề sức khỏe nào.
  • Ăn đồ ăn nhẹ, dễ tiêu hóa, tránh ăn những thức ăn chua, cay nóng, không uống bia rượu, nước ngọt có gas,…
  • Khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần để tầm soát các bệnh lí có thể xảy ra khi bị đau bụng dưới bên trái.

đau bụng dưới bên trái

Đau bụng dưới bên trái phải làm sao?

Đau bụng dưới bên phải

Đau bụng dưới bên phải là hiện tượng khá phổ biến với nhiều người, đặc biệt với nữ giới. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể do bạn bị táo bón, rối loạn tiêu hóa, ăn uống khó tiêu, dị ứng với thực phẩm, đau bụng kinh, đau do có giun trong ổ bụng, …

Tuy nhiên, bạn cũng không thể coi thường, vì đó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như sau:

  • Viêm ruột thừa: Đau bụng dưới bên phải là một trong những triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa nếu cơn đau dữ dội từng cơn, từng thời điểm, đau cả phần trên và xung quanh rốn, đau nhiều hơn khi dùng tay ấn vào, kèm theo buồn nôn, nôn ói,…
  • Viêm bàng quang: người bệnh sẽ có triệu chứng gồm: đau dữ dội vùng xương mu, thấy nóng rát khi đi tiểu, tiểu nhiều, tiểu thấy đau, nóng rát, nước tiểu đục kèm theo mủ, máu và có mùi hôi.
  • Mang thai ngoài tử cung: Đau bụng dưới bên phải kèm theo ra dịch màu hồng hoặc đỏ như máu, cơn đau bụng dữ dội.
  • U nang buồng trứng: Đau một bên bụng kèm theo rối loạn kinh nguyệt, cơ thể mệt mỏi, ăn kém,…
  • Viêm ống dẫn trứng: Triệu chứng phổ biến là đau vùng chậu, cơn đau tăng nhanh khi quan hệ tình dục, khi có kinh thường bị sốt và ra nhiều khí hư.
  • Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Phổ biến nhất là nhiễm Chlamydia và bệnh lậu.
  • Sỏi niệu quản: Cảm giác đau dữ dội, cơn đau lan từ sườn phải xuống bên dưới, có thể kèm theo đi tiểu ra máu.
  • Viêm đại tràng: Đau bụng dưới bên phải kèm theo rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra máu,…
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: gây ra các triệu chứng như đau bụng, đi tiểu đau, buốt, đi tiểu nhiều, đau lưng dưới,…

Giải pháp khi bị đau bụng dưới bên phải:

  • Đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh để theo dõi thêm, chú ý hơn đến các triệu chứng của cơ thể, nếu có bất thường hay cơn đau diễn biến tăng, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, hay các mẹo chữa dân gian khi chưa biết chắc tình trạng đau do vấn đề sức khỏe nào.
  • Ăn đồ ăn nhẹ, dễ tiêu hóa, tránh ăn những thức ăn chua, cay nóng, không uống bia rượu, nước ngọt có gas,…
  • Khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần để tầm soát các bệnh lí có thể xảy ra khi bị đau bụng dưới bên trái.

đau bụng dưới bên phải

Đau bụng dưới bên phải phải làm sao?

  • Cẩn thận với các cơn đau bụng dưới

Như vậy đau bụng dưới có thể bắt nguồn từ những vấn đề nhỏ về tiêu hóa – bài tiết thức ăn của cơ thể hoặc đau bụng khi đến ngày “đèn đỏ” của chị em phụ nữ, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng, bệnh lý của nhiều cơ quan trong ổ bụng mỗi chúng ta, do đó mọi người không được chủ quan, xem nhẹ, lơ là.

Khi thấy bị đau bụng dưới, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, dẹp hết mọi công việc lại, nhưng tuyệt đối kông được tự ý dùng thuốc khi chưa xác định được nguyên nhân và không có sự tư vấn của bác sĩ, có thể chườm nóng, mát-xa nhẹ vùng bụng bị đau để thấy dễ chịu hơn. Nhưng nếu cơn đau dữ dội hay kéo dài hơn, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám, tiến hành xét nghiệm, siêu âm, chụp chiếu, nội soi,… để chẩn đoán bệnh và được điều trị, xử lí kịp thời, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

cẩn thận với đau bụng dưới

Cẩn thận với các cơn đau bụng dưới

Chúc mọi người luôn luôn khỏe mạnh!