Đau bắp chân làm sao để hết ?
Bất cứ cơn đau nào trên cơ thể đều thể hiện những vấn đề sức khỏe nào đó mà bạn đang gặp phải, nên bạn không nên bỏ qua. Chân là khu vực nhạy cảm trên cơ thể, nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh, nên các cơn đau bắp chân từ nhẹ đến vừa, cho đến nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn. Sau đây một số biện pháp khắc phục chứng đau bắp chân mà bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà khi thấy các cơn đau xuất hiện.
Đau bắp chân làm sao để hết?
-
Các trường hợp đau bắp chân thường thấy
Với nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi rất thường xuyên bắt gặp các cơn đau bắp chân, đau ê ẩm cho đến nhức nhối sau mỗi khi đi bộ, vận động nhiều, hay khi thời tiết thay đổi,…
Đau bắp chân là tình trạng bắp chân của bạn bị đau nhức, mỏi rã rời, thấy nặng nề chân khi bước đi, vận động, các cơn đau còn có thể chạy dọc từ mông xuống cảng chân, bắp chân, hoặc bắp đùi đến bắp chân, nhưng các cơn đau chỉ dừng lại ở đau bắp thịt của chân, chứ không phải cảm giác đau trong xương, nên nhiều người thường lơ là, chủ quan rồi bỏ qua, không tìm phương pháp điều trị triệt để.
Những người ít vận động, phải làm việc nặng, đi lại nhiều, leo núi, tản bộ, thường xuyên phải đứng hoặc ngồi một chỗ do tính chất công việc (như nhân viên văn phòng, nhân viên y tế, giáo viên, công nhân,… ) hay những người thường xuyên quỳ gối, ngồi lên bắp chân (như những người tu hành, nhà sư,…) là những đối tượng dễ bị đau bắp chân hơn cả.
Đau bắp chân là tình trạng bắp chân của bạn bị đau nhức
-
Nguyên nhân đau bắp chân
Các nguyên nhân phổ biến gây đau bắp chân như:
- Chuột rút cơ bắp chân: khi cơ bắp chân bị chuột rút, nếu cơ chân bạn co giãn kém hoặc cơ yếu sẽ khiến bạn khó chịu, đau đớn rất nhiều.
- Căng cơ bắp chân: Điều này rất dễ xảy ra khi bạn vận động, tập luyện hay làm việc quá sức, khiến một phần hoặc toàn bộ các sợi cơ của cơ bắp chân bị tổn thương, co giãn, kéo căng quá mức gây ra các cơn đau nhức. Các cơn đau thường xuất hiện đột ngột hay khi bạn chạm, tác động lực vào bắp chân.
- Đau cách hồi động mạch: Đây là tình trạng xảy ra khi các động mạch mang máu đến chân bị thu hẹp, tắc nghẽn, từ đó gây đau, có thể do bạn đi bộ nhiều, lượng máu đến bắp chân không đủ cung cấp.
- Đau cách hồi thần kinh: Khi các dây thần kinh kiểm soát chân bị chèn ép, khiến sự “giao tiếp” đến phần dưới của chân không còn chính xác gây đau. Hoặc do các xương cột sống bị hẹp và chèn ép lên các dây thần kinh, gây đau dọc cẳng chân và bắp chân, đau ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bắp chân
-
Đau bắp chân là dấu hiệu của bệnh gì?
Ngoài nhiều lí do nêu trên, đau bắp chân cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
- Suy tĩnh mạch: Các tĩnh mạch vùng bắp chân, bàn chân bị giãn rộng, phình to khi có dòng máu chảy ngược lại do các van trong tĩnh mạch bị tổn thương,có thể dễ dàng nhìn thấy chúng nổi trên bàn chân, bắp chân,sẽ gây ra các triệu chứng gồm đau chân, nhức nhối, chuột rút bàn chân, bắp chân.
- Tắc mạch máu: Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này bắt nguồn từ các bệnh lý như: xơ vữa động mạch, viêm nội mạc động mạch, hẹp tắc lòng mạch,…. dẫn đến thiếu máu và rối loạn dinh dưỡng vùng chân, nếu để bệnh kéo dài, không chỉ gây đau nhức bắp chân, còn có thể gây hoại tử ngón chân, bàn chân. Ngoài ra, khí hậu lạnh ẩm, chế độ ăn uống thiếu chất, tình trạng căng thẳng kéo dài, các bệnh lý tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, … cũng là các yếu tố thuận lợi cho bệnh hình thành và phát triển.
- Viêm gân Achilles: Dây chằng Achilles là một băng nối bắp chân với xương gót chân, khi bắp thịt bị bó quá chặt, sẽ gây áp lực lớn lên gân Achilles gây đau nhức bắp chân.
- Hội chứng chèn ép khoang: Khi hí huyết dư thừa và tích tụ bên dưới một dải mô cứng ở chân, sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh và mạch máu ở bắp chân gây đau.
- Viêm gan chân: Đây là tình trạng khi cơ bắp chân quá chặt, khả năng co giãn kém, không thể hỗ trợ cho bàn chân, khiến gân mặt bàn chân bị ảnh hưởng, gây nên các cơn đau bắp chân lan xuống bàn chân khi vận động.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Tình trạng này là do sụ hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch chân khi bạn ngồi lâu tại một vị trí (như trên máy bay, có huyết áp cao, rối loạn đông máu, nằm trên giường bệnh lâu ngày không vận động,…). nếu không được xử lý, tình trạng có thể khiến toàn bộ khu vực ở chân bị đỏ, sưng viêm máu lưu thông kém.
Đau bắp chân cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về xương khớp
-
Bị đau bắp chân phải làm sao?
Nếu bạn thấy các cơn đau bắp chân chỉ ở mức độ nhẹ, kèm theo các triệu chứng bình thường, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để giảm đau nhanh tại nhà:
- Tắm muối khoáng
Sử dụng các loại muối khoáng tự nhiên như: muối magne, muối magne sunphat để hòa với nước ấm nóng và ngâm mình, sẽ có tác dụng giảm tình trạng viêm của các mô cơ và giảm đau bắp chân.
- Chườm nóng
Khi bạn thấy đau cứng bắp chân do vận động nhiều, bạn hãy sử dụng những túi chườm nóng cắm điện hoặc dùng nước nóng để nhiệt độ cao trong túi chườm giúp giảm đau cơ bắp, giảm co thắt cơ bắp, thư giãn cơ, giảm hiện tượng đau bắp chân cho bạn. Nhiệt độ cũng hỗ trợ chữa lành các chấn thương cơ bắp, tăng lưu lượng máu lưu thông tốt hơn đến chi.
- Chườm lạnh
Cũng như chườm nóng, chườm lạnh là một trong phương pháp bạn có thể áp dụng để giảm chứng đau bắp chân, đau do giãn các cơ chân. Bạn chỉ việc áp nước đá hoặc nước lạnh vào vùng bị đau mỏi, chấn thương để giảm đau, làm chậm sự lưu thông máu, cải thiện cảm giác nhức mỏi, cải thiện viêm cơ, giảm sự căng cơ.
- Rượu giấm táo giảm đau nhức cơ
Xoa bóp cơ bắp chân bằng rượu giấm táo cũng có thể khắc phục hiệu quả các cơn đau mỏi. Bạn chỉ cần dùng 1-2 muỗng canh rượu giấm táo dùng xoa bóp trực tiếp vào các vùng cơ đau/chuột rút để giảm đau cho cơ bắp chân.
- Phương pháp bấm huyệt
Bấm huyệt là phương pháp khoa học, tác động, kích thích lên những điểm huyệt trên chân để kích thích sự phóng của Endorphins – thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể, từ đó giảm đau cơ bắp chân.
- Sử dụng thuốc
Bạn cũng có thể làm dịu cơn đau ở bắp chân bằng cách dùng các loại thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen hoặc naproxen, thuốc giãn cơ, … nhưng cần theo đơn kê, chỉ định của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn, không tự ý mua thuốc sử dụng.
Còn nếu bạn thấy các cơn đau nhức bắp chân diễn ra trầm trọng, kèm theo các triệu chứng như: đau buốt, sưng viêm, sưng đỏ bắp chân, các tĩnh mạch bắp chân nổi rõ,… thì bạn hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức, để được thăm khám, tư vấn điều trị phù hợp.
Bị đau bắp chân phải làm sao?
Đau bắp chân là tình trạng đau nhức rất phổ biến với những người thường xuyên vận động, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đối với đau bắp chân nhẹ, bạn có thể tự điều trị, cải thiện, giảm đau tại nhà, nhưng hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng của bạn nghiêm trọng nhé!