[ Lưu ý! ] Những điều cần biết về chích ngừa viêm gan B

Bệnh lý,Gan

Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm ở gan do virus HBV gây ra. Bệnh khó nhận biết và không có những triệu chứng rõ ràng nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe như suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan. Chích ngừa viêm gan B là cách phòng tránh bệnh tốt nhất hiện nay. Vậy đối tượng nào cần tiêm chủng vắc xin và lịch tiêm như thế nào? Mọi thông tin liên quan sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết sau đây

Những ai cần chích ngừa viêm gan B

Đối tượng cần chích ngừa viêm gan B là những người tiếp xúc hoặc có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh bao gồm: 

+ Trẻ sơ sinh ngày sau khi chào đời

+ Những người khỏe mạnh sống chung hoặc có quan hệ tình dục với người bị viêm gan B

+ Những người chích ma túy

+ Bác sĩ, y tá, điều dưỡng…thường xuyên tiếp xúc với máu bệnh nhân

+ Những người chỉ dương tính với anti-HBc và những người sống ở vùng có virus viêm gan B phát triển thành dịch cần được tiêm phòng đầy đủ.

Lịch chích ngừa viêm gan B

Vắc xin viêm gan B được tiêm cho cả trẻ từ sơ sinh và người lớn. Lịch chích ngừa viêm gan B sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng và có sự khác nhau.

+ Đối với trẻ sơ sinh trường hợp có mẹ không bị viêm gan B thì trong vòng 24 giờ sau khi sinh cần được tiêm 1 mũi vắc xin phòng bệnh viêm gan B. Với những bé có mẹ bị nhiễm viêm gan B ngoài mũi tiêm thông thường thì bé cần được tiêm kháng thể ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để trung hòa kháng nguyên lây truyền từ mẹ qua.

+ Chích ngừa viêm gan B cho trẻ em không tính mũi sơ sinh:

Mũi 1: lần đầu đến khi tiêm

Mũi 2: tiêm sau mũi 1 một tháng

Mũi 3: tiêm sau mũi 2 một tháng

Mũi 4 là tiêm nhắc lại sau 1 năm.

+ Đối với người lớn khi sau khi xét nghiệm chưa nhiễm virus và chưa có kháng thể viêm gan B cần tiêm phòng 3 mũi:

Mũi 1: lần đầu đến khi tiêm

Mũi 2: tiêm sau mũi 1 một tháng

Mũi 3: tiêm sau mũi 1 sáu tháng.

Chích ngừa viêm gan B xong có bị lây bệnh nữa không?

Thực hiện chích ngừa viêm gan siêu vi B là biện pháp phòng bệnh tốt nhất nhưng không thể đảm bảo chắc chắn là sẽ không bị bệnh. Trong thực tế vẫn có một số người bị mắc bệnh sau khi tiêm phòng với nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến như không tiêm đủ số liều và tuân thủ đúng lịch tiêm, chất lượng vắc xin không đạt tiêu chuẩn, người suy giảm miễn dịch.

Do đó để bảo vệ cho sức khỏe của chính mình cần thực hiện chích ngừa viêm gan B đầy đủ, đúng lịch và chọn địa chỉ tiêm chủng uy tín để tiêm phòng vắc xin.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về chế độ ăn cho người bệnh gan do nguoibenh.com.vn tổng hợp.