Mất ngủ ở người cao tuổi: Hệ luỵ từ bệnh lý và lối sống
Mất ngủ là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể của họ. Theo thống kê, hơn 50% người cao tuổi trên 65 tuổi gặp các vấn đề về giấc ngủ.
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân thầm lặng khiến người cao tuổi dễ bị mất ngủ hơn. Bên cạnh yếu tố tuổi tác, còn có nhiều yếu tố khác liên quan đến bệnh lý và lối sống cũng góp phần làm gia tăng tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi.
Hệ luỵ của bệnh lý
Bệnh lý mãn tính: người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, trào ngược dạ dày,… Những bệnh lý này thể gây ra các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ví dụ ở người bệnh tim mạch, tình trạng khó thở về đêm sẽ khiến người bệnh thường xuyên thức giấc, dẫn đến thiếu ngủ.
Rối loạn tâm thần: các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu cũng là nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ở người cao tuổi. Những rối loạn này có thể ảnh hưởng đến khả năng ngủ ngon và khiến người bệnh dễ thức giấc vào ban đêm.
Rối loạn hô hấp: Một số rối loạn hô hấp như ngưng thở khi ngủ sẽ dẫn đến mất ngủ ở người cao tuổi. Ngưng thở khi ngủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy, kiệt quệ và gián đoạn giấc ngủ.
Sử dụng thuốc: Người cao tuổi thường sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị các bệnh lý đang mắc phải, tuy nhiên các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến giấc ngủ như: thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau,… Việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc cũng có thể dẫn đến tương tác thuốc qua lại, lờn thuốc và ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ.
Hệ lụy của lối sống
Thói quen ngủ không đúng giờ: Đi ngủ và thức dậy không đúng giờ, ngủ trưa quá nhiều hoặc ngủ muộn vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học và khiến người cao tuổi khó ngủ hơn.
Môi trường ngủ không thoải mái: Phòng ngủ quá ồn ào, ánh sáng quá chói hoặc nhiệt độ không phù hợp có thể khiến người cao tuổi khó ngủ và ngủ không sâu giấc.
Lối sống ít vận động: Ít vận động làm cho cơ thể trở lên trì ệ, thiếu năng động, mất sức sống, cũng gây khó ngủ vào ban đêm.
Sử dụng chất kích thích: Sử dụng nhiều và thường xuyên những thực phẩm có chứa caffeine, nicotine, rượu bia các loại sẽ tác động nghiêm trọng không chỉ đến chất lượng giấc ngủ mà làm giảm sức khoẻ tổng thể của cả người trẻ và người già.
Căng thẳng, lo âu, stress vì các vấn đề trong cuộc sống, hoặc tâm trạng thất thường do thay đổi nội tiết tố khi lớn tuổi cũng khiến người già mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc.
Hậu quả của mất ngủ ở người cao tuổi
Mệt mỏi, suy nhược: Thiếu ngủ khiến người cao tuổi cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và hoạt động thể chất.
Suy giảm hệ miễn dịch: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Khi bị thiếu ngủ, hệ miễn dịch của người cao tuổi sẽ suy yếu, khiến họ dễ mắc bệnh hơn.
Tăng cường nguy cơ té ngã: Mệt mỏi và thiếu tập trung do thiếu ngủ làm tăng nguy cơ té ngã bất chợt ở người cao tuổi, dẫn đến các chấn thương nguy hiểm.
Trạng thái tâm lý thất thường: Thiếu ngủ có thể dẫn đến các triệu chứng như lo âu, căng thẳng, cáu kỉnh, tăng khả năng bị trầm cảm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của người cao tuổi.
Tăng nguy cơ tử vong và đột quỵ: Một số nghiên cứu cho thấy rối loạn giấc ngủ có liên quan đến nguy cơ tử vong cao ở người cao tuổi.
Lời khuyên để cải thiện chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi
Để cải thiện tình trạng mất ngủ và phòng tránh những biến chứng, người lớn tuổi nên:
– Điều trị tốt các bệnh lý liên quan như tim mạch, tiểu đường, bệnh về khớp để hạn chế các triệu chứng khó chịu, từ đó sẽ cải thiện được giấc ngủ.
– Sử dụng thường xuyên một số máy móc giúp cải thiện chứng mất ngủ ở người cao tuổi là máy điện tường cao áp, máy tạo tiếng ồn trắng, máy khuếch tán tinh dầu,…
Đọc thêm: Máy điện trường có tốt không: Lợi ích, Nguy cơ và Lưu ý Khi Sử Dụng
– Tránh căng thẳng thần kinh, hạn chế lo âu, suy nghĩ nhiều là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện chứng mất ngủ dù bất kỳ nguyên nhân nào gây ra.
– Bố trí thời gian làm việc hợp lý, phòng ngủ nên yên tĩnh, thoáng mát, tránh dùng các chất kích thích và rượu bia.
– Nên đi bộ hoặc vận động thể lực vừa sức để giúp giải tỏa căng thẳng, lưu thông khí huyết. Ngoài ra có thể tắm nước ấm 20 phút trước khi đi ngủ.
– Sử dụng những thực phẩm tốt cho giấc ngủ ngủ, như: mật ong, phấn hoa, nho, chuối, đu đủ,…
– Bật nhạc với âm lượng nhỏ và đều giúp ức chế vỏ não, dễ dàng ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Để cải thiện tình trạng mất ngủ, người cao tuổi cần kết hợp các mẹo dân gian với chế độ sinh hoạt khoa học, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lý và sử dụng thiết bị hỗ trợ để đạt hiệu quả tốt nhất. Những điều này sẽ giúp người cao tuổi có một giấc ngủ sâu và ngon hơn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh mất ngủ ở người già: Nguyên nhân và hiệu quả hỗ trợ từ máy điện trường cao áp
- Nhận định, đánh giá của chuyên gia về công nghệ trị liệu EMS
- Đau nhức xương khớp – Nhìn lại 1000 năm lịch sử điều trị
- Những lưu ý về bệnh Gout ở người cao tuổi
- Máy điện trường có tốt không: Lợi ích, Nguy cơ và Lưu ý Khi Sử Dụng