Bệnh Alzheimer: Nguyên nhân, dấu hiệu và các biện pháp
Bệnh Alzheimer là một trong những căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người già, bệnh đặc trưng bởi sự mất dần các nơron thần kinh và synap trong vỏ não và một số vùng dưới vỏ. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tới trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh.
Bệnh thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi. Tuy nhiên vẫn có thể đến ở độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh alzheimer
Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer
Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được xác định một cách rõ ràng, tuy nhiên các nhà khoa học có đưa ra một số giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh Alzheimer:
- Do sự tích tụ của một loại protein ở trong não dẫn đến chết dần các tế bào não.
- Quá trình lão hóa gây ra sự phá hủy các myelin làm giảm quá trình dẫn truyền thần kinh, kết quả làm chết các tế bào thần kinh.
- Do rối loạn quá trình sản xuất và hoạt động của các chất oxy hóa trong cơ thể.
Dấu hiệu của bệnh alzheimer
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh Alzheimer
Là bệnh lý thoái hóa tiến triển theo từng giai đoạn với các dấu hiệu khác nhau
Giai đoạn trước khi mất trí nhớ
- Thường xuyên cảm thấy khó khăn trong việc nhớ các sự kiện gần đây và gần như không có khả năng tiếp thu thêm thông tin mới.
- Giảm sự tập chung, chú ý, thờ ơ với mọi việc.
- Giảm các khả năng lập kế hoạch và tư duy trừu tượng.
- Suy giảm nhận thức nhẹ.
Giai đoạn nhẹ
- Sự suy giảm ngày càng tăng về trí nhớ và khả năng học hỏi.
- Ở một số bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng suy giảm chức năng ngôn ngữ bao gồm các biểu hiện như giảm vốn từ, giảm sự lưu loát dẫn đến giảm khả năng nói và viết.
- Quên một số việc đã xảy ra trong quá khứ, quên cách sử dụng một vật dụng nào đó.
- Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khó phối hợp vận động nhưng thường nhẹ và dễ bị bỏ qua.
Giai đoạn khá nặng
- Người bệnh mất dần khả năng thực hiện các hoạt động vận động sinh hoạt hàng ngày.
- Khó khăn về mặt ngôn ngữ rõ hơn: người bệnh không nhớ được từ vựng, dùng sai từ để diễn tả, luôn phải cố tìm từ ngữ để diễn tả những điều muốn nói, khả năng đọc viết dần mất đi.
- Giảm khả năng phối hợp vận động có thể nhận thấy rõ, nhất là những động tác phức tạp, vì vậy người bệnh dễ bị ngã.
- Giảm trí nhớ trở nên nghiêm trọng hơn, ở giai đoạn này người bệnh có thể không nhận ra được người thân.
- Thay đổi hành vi: Thường xuyên đi lang thang, khó chịu, tính khí trở nên hung hăng, phản kháng lại sự chăm sóc của người thân.
- Hội chứng thay đổi tính khí lúc hoàng hôn có thể xuất hiện.
- Một số người bệnh có triệu chứng ảo giác.
Giai đoạn nặng
- Mất khả năng sinh hoạt hàng ngày, người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.
- Khả năng ngôn ngữ giảm chỉ còn nói được những cụm từ đơn giản, thậm chí là những từ đơn, cuối cùng dẫn đến mất hoàn toàn ngôn ngữ.
- Thờ ơ và cảm thấy kiệt sức.
- Thoái hóa các khối cơ khiến người bệnh phải nằm liệt giường và mất khả năng tự ăn uống.
- Cuối cùng bệnh nhân Alzheimer thường tử vong do các nguyên nhân như: nhiễm trùng vết loét do tì đè, viêm phổi, dinh dưỡng…
Các biện pháp điều trị Alzheimer
Để điều trị bệnh Alzheimer đòi hỏi sự tham gia của: thầy thuốc– người bệnh– gia đình–xã hội. Hiện nay, không có phương pháp điều trị nào ngăn chặn hoặc đảo ngược sự tiến triển của nó, mặc dù một số phương pháp có thể tạm thời cải thiện các triệu chứng.
- Chất ức chế cholinesterase cải thiện một cách khiêm tốn chức năng nhận thức và trí nhớ ở một số bệnh nhân.
- Thuốc đối kháng thụ thể N – metyl – d aspartate, dường như cải thiện được nhận thức và khả năng hoạt động chức năng của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer từ vừa đến nặng
- Điều trị các thuốc hướng thần: trong các trường hợp rối loạn tâm thần và hành vi
- Điều trị các bệnh nội khoa đồng diễn: theo thống kê khoảng 80% người bị Alzheimer có các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch, ngoài ra còn có các bệnh lý khác như đái tháo đường…
- Hiệu quả của vitamin E liều cao (1000 IU lần / ngày): Vitamin E có tác dụng làm chậm quá trình thoái hoá myelin.
- Ginkgo – biloba (cao bạch quả) có tác dụng tăng tuần hoàn não , làm giảm nguy cơ huyết khối và bảo vệ tế bào thần kinh (cải thiện khả năng nhận thức và trí nhớ).
Những thông tin bài viết cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thể bất kỳ chuẩn đoán nào của bác sĩ. Ngay khi có những dấu hiệu của bệnh, bạn hãy nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể để hạn chế mọi diễn biến xấu có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
- Điện trường cao áp – Phương pháp tiềm năng điều trị chứng đau nhức xương khớp ở người cao tuổi
- Đau mỏi cổ vai gáy: 8 cách điều trị tại nhà vô cùng hiệu quả
- Làm thế nào ngăn chặn bệnh Alzheimer ở người già?
- Đau mỏi cổ vai gáy: 12 biện pháp điều trị tại nhà an toàn và hiệu quả
- Thói quen nào khiến người cao tuổi mất ngủ?