Bệnh tim mãn tính ở người cao tuổi có nguy hiểm lắm không?
Bệnh tim mãn tính là một bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt ở người cao tuổi. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở người cao tuổi cao hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác.
Suy tim mãn tính là gì?
Suy tim mạn tính
Suy tim mãn tính là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong thời gian dài. Tim suy yếu hoặc bị tổn thương, dẫn đến việc không cung cấp đủ máu cho các cơ quan và mô trong cơ thể.
Cần phải phân biệt rõ giữa suy tim mãn tính và suy tim cấp tính. Suy tim mãn tính thường do các bệnh tim mạch lâu dài gây ra, bao gồm bệnh tim mạch vành, bệnh van tim, cao huyết áp, tiểu đường,… Suy tim mãn tính là tình trạng tim suy yếu dần theo thời gian, không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ngược lại, suy tim cấp tính xảy ra đột ngột, thường do một sự kiện tim mạch cấp tính như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoặc rối loạn nhịp tim. Suy tim cấp tính là tình trạng tim đột ngột không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Suy tim mãn tính sẽ tiến triển dần dần theo thời gian. Nếu không được điều trị, suy tim mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tim nặng, suy gan, suy thận và tử vong. Còn suy tim cấp tính là một tình trạng cấp cứu y tế cần được điều trị ngay lập tức. Nếu không được điều trị, suy tim cấp tính có thể dẫn đến tử vong.
Việc hiểu rõ bản thân và người thân đang mắc loại bệnh nào là rất cần thiết để có thể kịp thời can thiệp và điều trị.
Biến chứng khi mắc bệnh suy tim mạn tính
Biến chứng suy tim mạn tính
Nếu bạn bị suy giảm sức khỏe, điều quan trọng là phải tái khám thường xuyên, ngay cả khi các triệu chứng đã cải thiện. Bác sĩ có thể kiểm tra sức khoẻ của bạn và đề nghị các xét nghiệm để tầm soát biến chứng.
Các biến chứng của suy tim mạn tính phụ thuộc vào tuổi, sức khỏe tổng thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh tim. Chúng có thể bao gồm:
- Suy thận: Suy tim mạn tính có thể làm giảm lượng máu đến thận gây suy thận. Suy thận có thể cần phải lọc máu để điều trị.
- Các vấn đề về tim khác: Suy tim mạn tính có thể gây ra những thay đổi về chức năng và kích thước của tim. Những thay đổi này có thể làm hỏng van tim và gây ra rối loạn nhịp tim.
- Tổn thương gan: Suy tim mạn tính có thể gây tăng áp lực lên gan.
- Đột tử do tim: Người bệnh suy tim mạn tính có nguy cơ tử vong đột ngột do rối loạn nhịp tim.
Suy tim mạn tính có nguy hiểm không?
Bởi vì suy tim mạn tính có thể xảy ra với bất kỳ ai, do đó điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa suốt đời để đảm bảo sức khỏe tim mạch. Đây là một tình trạng bệnh diễn biến lâu dài, cần được điều trị liên tục để ngăn ngừa các biến chứng. Khi bệnh không được điều trị, tim có thể suy yếu nghiêm trọng đến mức gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng. (4)
Các triệu chứng có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Ban đầu, thuốc và phẫu thuật có thể giúp giảm các triệu chứng nhưng có thể không hữu ích nếu người bệnh mắc suy tim mạn tính nặng. Điều trị sớm là chìa khóa để ngăn ngừa các trường hợp suy tim mạn tính nghiêm trọng nhất.
Sự thật về suy tim mãn tính
Những nguy hiểm của bệnh suy tim mãn tính ở người cao tuổi
– Nếu một hoặc nhiều thành viên trong gia đình bạn đã từng bị suy tim, bước đầu tiên bạn cần làm là được kiểm tra sức khỏe toàn diện.
– Bất kỳ ai cũng có thể tiến triển bệnh suy tim. Tuy nhiên, suy tim ở những người trẻ hơn 70 tuổi là không phổ biến.
– Suy tim có thể tiến triển từ từ và không có triệu chứng ban đầu.
– Nếu nguyên nhân của suy tim có thể điều trị, bệnh có thể sẽ biến mất.
– Thông thường, bệnh không chữa khỏi được hoàn toàn, nhưng nếu bệnh được chẩn đoán sớm, bệnh nhân có thể ngay lập tức thực hiện các bước để có thể sống lâu hơn và khỏe hơn.
Những cách ngăn ngừa bệnh suy tim mãn tính tiến triển
Để sống chung với bệnh suy tim và không làm bệnh nặng hơn, người bệnh cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí, dưới đây là những điều người bệnh cần thực hiện:
– Không hút thuốc lá, thuốc lào.
– Kiểm tra cân nặng hàng ngày, giảm cân nặng ở người béo. Tuy nhiên, cần giữ mức hấp thu năng lượng cần thiết ở người suy tim nặng hợp lý để ngừa suy kiệt do suy tim.
– Chế độ ăn giảm muối, không nên ăn quá 1/3 muỗng cà phê muối trong một ngày. Đây là chế độ ăn muối rất hạn chế, hầu như không nêm muối trong tất cả các món ăn nên đa số người bệnh khó tuân thủ đúng.
– Hạn chế mỡ và cholesterol. Hạn chế rượu. Người bệnh không nên uống rượu nếu bị suy tim. Rượu có thể tương tác với thuốc điều trị suy tim, giảm khả năng co bóp của cơ tim, gây rối loạn nhịp tim.
– Hoạt động ở mức độ trung bình, giữ cân nặng lý tưởng, giảm nhu cầu của cơ tim. Trước khi tập luyện nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ tập luyện và các chương trình phục hồi chức năng tim mạch. Để phòng ngừa suy tim người bị cao huyết áp dù ở mức độ nhẹ và không có triệu chứng nhức đầu hay mệt cũng phải điều trị đưa huyết áp về dưới 140/90 mmHg.
Suy tim là biến chứng cuối cùng của nhiều chứng bệnh lý khác nhau, không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên việc chữa trị kịp thời và có chế độ chăm sóc phù hợp sẽ ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Có thể bạn quan tâm
- Máy điện trường cao áp hỗ trợ bệnh tim mạn tính ở người già
- Bệnh xơ gan – Kẻ sát nhân thầm lặng của tử thần !
- [Cảnh báo] Cẩm nang bà bầu không nên ăn gì cần chú ý!
- Giải pháp tiềm năng cho tình trạng táo bón và trị liệu không cần dùng đến thuốc
- Công dụng hỗ trợ của máy điện trường cao áp trong điều trị bệnh mất ngủ ở người già