Giải pháp tiềm năng cho tình trạng táo bón và trị liệu không cần dùng đến thuốc
Để phòng ngừa và điều trị táo bón hiệu quả, việc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và lối sống khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Biện pháp cải thiện tình trạng táo bón
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhu động ruột, làm mềm phân và hỗ trợ tiêu hóa. Hãy bổ sung nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Giữ tinh thần thoải mái: Căng thẳng, lo âu và stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón. Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya cũng góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần.
Sử dụng một số thiết bị hỗ trợ: Máy rung hậu môn, Miếng dán kích thích hậu môn, Máy điều trị điện trường cao áp,…
Đọc thêm: Máy điện trường có tốt không: Lợi ích, Nguy cơ và Lưu ý Khi Sử Dụng
Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hóa và hỗ trợ phân dễ dàng hơn. Nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
Đi đại tiện đúng giờ: Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, giúp hình thành phản xạ tự nhiên cho cơ thể.
Ngồi đúng tư thế khi đi đại tiện: Tư thế ngồi đúng giúp thư giãn cơ trực tràng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi vệ sinh. Nên kê ghế nhỏ dưới hai bàn chân, giữ cho phần bụng và đùi tạo thành góc 45 độ.
Biến chứng của táo bón lâu ngày
Táo bón lâu ngày không được điều trị có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe người bệnh nói chung như:
- Sưng tĩnh mạch ở hậu môn (bệnh trĩ)
- Rách da ở hậu môn (nứt hậu môn)
- Phân không thể tống ra ngoài được (phân áp lực)
- Ruột lòi ra khỏi hậu môn (sa trực tràng)…
Ngoài ra, táo bón kéo dài cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của trẻ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao và trí não; ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ do táo bón gây khó chịu, quấy khóc nhiều dẫn đến mệt mỏi, ngủ không ngon giấc… – Bác sĩ Hậu cho biết.
Các câu hỏi thường gặp về bệnh táo bón
- Bị táo bón trong kỳ kinh nguyệt có bình thường không?
Chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra một số tác dụng phụ khác nhau ở mỗi người. Ngoài chuột rút và đầy hơi, táo bón cũng có thể xuất hiện trong thời kỳ kinh nguyệt. Táo bón có thể tự biến mất sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc.
- Vì sao bà bầu bị táo bón?
Mang thai là thời kỳ nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi mạnh mẽ. Một số loại hormone thai kỳ có thể khiến nhu động ruột hoạt động kém và gây ra táo bón. Ngoài ra, việc thay đổi thói quen ăn uống khi mang thai như ăn quá nhiều chất đạm, uống viên bổ sung sắt, canxi cũng dễ gây táo bón.
- Thức ăn hoặc đồ uống nào dễ gây táo bón?
Các thực phẩm giàu đạm, đường, trái cây xanh, chát, cà phê, rượu, bia, sữa bột… đều dễ gây táo bón.
- Chế độ ăn nhiều chất xơ nhưng vẫn bị táo bón là do đâu?
Nếu chế độ ăn giàu chất xơ nhưng vẫn bị táo bón thì bạn có thể nghĩ đến các nguyên nhân khác như ít vận động, uống bia, rượu, đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến hoạt động của tiêu hóa, mang thai, hoặc mắc các bệnh lý như đã nêu ở phần nguyên nhân phía trên. Đối với tình trạng này, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe để tầm soát và điều trị sớm các vấn đề về sức khỏe (nếu có).
- Có nên ngừng cho trẻ uống sữa bột khi bé bị táo bón không?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, trong số đó có nguyên nhân phổ biến từ sữa bột (đối với trẻ được nuôi bằng sữa bột). Do đó, nếu trẻ bị táo bón không rõ nguyên nhân, các bà mẹ có thể tạm ngưng cho trẻ uống sữa bột để xác định xem, sữa bột có phải là thủ phạm gây táo bón cho bé hay không. Nếu sau khi đã tạm ngưng sữa một tuần mà tình trạng táo bón không cải thiện, thì không phải do sữa mà là do các nguyên nhân khác.
- Táo bón có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ không?
Khoa học đã chứng minh, trục não ruột có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thậm chí, hệ tiêu hóa còn được coi là bộ não thứ 2 của con người. Nếu hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, sẽ làm hạn chế sự hấp thu dinh dưỡng của trẻ, đồng thời khiến miễn dịch suy yếu… Tất cả đều ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Trong khi đó, táo bón là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Vì sao người trên 60 tuổi lại dễ bị táo bón hơn?
Điều này là do sự lão hóa của hệ tiêu hóa theo tuổi tác. Khi tuổi cao, nhu động ruột hoạt động kém hơn dẫn đến tình trạng táo bón ở người già.
- Bệnh trĩ gây ra táo bón, hay táo bón gây ra bệnh trĩ?
Táo bón và bệnh trĩ là hai tình trạng có mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả hai chiều với nhau. Nếu bị táo bón lâu ngày không được điều trị sẽ gây ra bệnh trĩ. Điều này là do áp lực ở hậu môn trực tràng gia tăng khi phân bị dồn nén không thải được ra ngoài, cùng với việc rặn quá mức ở người bệnh khiến các mô trong hậu môn bị lòi ra ngoài. Nếu bị bệnh trĩ lâu ngày cũng gây ra táo bón, do bệnh trĩ gây đau, rát hậu môn, nhất là khi người bệnh đại tiện. Tâm lý sợ đau, rát dẫn đến việc ngại đại tiện, thói quen trì hoãn đại tiện dễ gây ra táo bón.
Táo bón nặng không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Có thể bạn quan tâm
- Làm thế nào ngăn chặn bệnh Alzheimer ở người già?
- Mất ngủ, khó ngủ ở người già: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị không dùng thuốc
- Mất ngủ, khó ngủ ở người già – Nguyên nhân và Cách chữa trị
- TENS – Phương pháp giảm đau không dùng thuốc: Các chuyên gia nói gì?
- [Cảnh báo đỏ] 🚫 Đau dạ dày nên kiêng ăn thực phẩm gì?