Đau mỏi cổ vai gáy: 12 biện pháp điều trị tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách chữa đau mỏi cổ vai gáy tại nhà có thể đem lại hiệu quả cải thiện tích cực đối với trường hợp từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các vấn đề không mong muốn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào.
Điều trị đau mỏi cổ vai gáy theo mức độ
Mức độ nhẹ
Khi tình trạng đau mỏi cổ vai gáy chỉ mới xuất hiện, mức độ còn nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị bằng cách chườm ấm và xoa bóp vị trí tổn thương mỗi ngày từ 3 – 4 lần, mỗi lần 10 – 15 phút. Phương pháp này sẽ thúc đẩy lưu thông máu diễn ra thuận lợi, thư giãn cơ để giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, người bệnh cũng nên hạn chế nghiêng hoặc quay đầu, thay vào đó chỉ nên vận động cổ nhẹ nhàng, vừa phải. Khi tắm, việc sử dụng nước ấm sẽ tốt hơn nước lạnh, tránh ngồi trước quạt hoặc điều hòa để tránh cơ co cứng dẫn đến đau nhiều hơn.
Mức độ vừa
Với tình trạng đau cổ vai gáy ở mức độ vừa, nếu các biện pháp chườm ấm, xoa bóp… ban đầu hoàn toàn không mang lại tác dụng, người bệnh có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc sau:
Thuốc giảm đau, kháng viêm: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac…
Thuốc giãn cơ giúp chống lại các cơn co thắt: Decontractyl.
Vitamin nhóm B: Vitamin B1, B6, B12,… giúp thúc đẩy dẫn truyền thần kinh.
Mức độ nặng
Nếu tình trạng đau cổ vai gáy đã tiến triển đến mức độ nặng, kéo dài trong nhiều ngày, người bệnh có thể sẽ được chỉ định thực hiện một số phương pháp sau:
Sử dụng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh:Lidocain, Novocain… nhằm làm mềm cơ và ngăn chặn các cơn kích thích thần kinh mạnh.
Châm cứu, bấm huyệtđể điều hòa hoạt động các dây thần kinh.
Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp điều trị được các chuyên gia khuyên sử dụng trong đa số các trường hợp. Vật lý trị liệu đối với bệnh đau cổ vai gáy ở mức độ cấp tính sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt từ những buổi đầu tiên. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn các bài tập và loại thiết bị hỗ trợ phù hợp.
Máy điện trường cao áp:Thiết bị y tế sử dụng điện trường cao áp để tác động lên các cơ quan, tế bào trong cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị chứng đau mỏi cổ vai gáy. Ngoài ra còn có tác dụng cao trong việc cải thiện các vấn đề về sức khoẻ như: Đau đầu, mất ngủ, táo bón, khó tiêu, đau khớp, mệt mỏi mãn tính, đau thần kinh & cơ, thúc đẩy lưu thông máu.
Đọc thêm: Máy điện trường có tốt không: Lợi ích, Nguy cơ và Lưu ý Khi Sử Dụng
Phẫu thuật:Phẫu thuật được chỉ định khi tình trạng cơn đau cổ vai gáy tiến triển nặng và kéo dài dai dẳng, có thể do nguyên nhân bệnh lý liên quan đến xương khớp gây ra. Phẫu thuật chữa đau cổ vai gáy nhằm loại bỏ các yếu tố gây chèn ép lên cơ bắp, mạch máu, cột sống và rễ thần kinh ở vùng cổ như đĩa đệm thoát vị, gai xương, đốt sống bị trượt, hẹp ống sống,…
Lưu ý quan trọng: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về tiêm hay uống khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
12 biện pháp điều trị đau mỏi cổ vai gáy hiệu quả tại nhà
1-Nghỉ ngơi, thư giãn
Triệu chứng đau cổ vai gáy thường mang tính chất cơ học, cơn đau tăng lên khi vận động cột sống cổ, ngồi lâu, di chuyển cổ sai cách hoặc đi lại nhiều. Do đó, để giảm đau nhức, người bệnh nên tạm dừng công việc, hoạt động thay vào đó dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
2-Chế độ dinh dưỡng thích hợp
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương diễn ra thuận lợi hơn. Dưới đây là các nhóm thực phẩm quan trọng người bệnh cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ điều trị đau vai gáy hiệu quả:
- Trái cây, rau củ quả giàu thành phần Vitamin C:Vitamin C thúc đẩy sản xuất Collagen để củng cố cấu trúc cơ, gân, xương giúp phục hồi mô tổn thương nhanh chóng. Thành phần này có nhiều trong các loại rau quả như: cam, quýt, bưởi, kiwi, xoài, đu đủ, bông cải xanh, ớt chuông…
- Trái cây, rau củ quả giàu thành phần Vitamin A:Vitamin A thúc đẩy sản xuất các tế bào bạch cầu trong máu để chống lại virus và tình trạng nhiễm trùng, từ đó tăng tốc độ hồi phục tổn thương. Nguồn cung cấp Vitamin A dồi dào bao gồm: hạt hướng dương, khoai lang, rau chân vịt, cà rốt…
- Thực phẩm giàu Canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng đối với quá trình truyền tín hiệu thần kinh và co cơ. Với người bệnh bị đau vai gáy, việc bổ sung đầy đủ Canxi là thực sự cần thiết để đẩy nhanh thời gian phục hồi. Một số thực phẩm giàu thành phần dinh dưỡng này bao gồm: bông cải xanh, đậu bắp, sữa, đậu phụ, rong biển…
- Thực phẩm giàu Vitamin D:Vitamin D giúp quá trình hấp thụ Canxi của cơ thể diễn ra thuận lợi, đảm bảo đẩy nhanh thời gian phục hồi tổn thương và tăng cường sức mạnh cho dây chằng. Nguồn cung cấp Vitamin D dồi dào bao gồm: cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng, nấm, ngũ cốc, sữa đậu nành…
- Thực phẩm giàu Protein:Protein hỗ trợ tăng cường sức mạnh và khối lượng cơ, có nhiều trong các loại đậu (đậu nành, đậu Hà Lan…), cá, thịt gia cầm…
3-Trị liệu bằng máy điện trường cao áp
Máy điện trường cao áp là thiết bị y tế sử dụng điện trường cao áp để tác động lên các cơ quan, tế bào trong cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị chứng đau mỏi cổ vai gáy.
Nguyên lý hoạt động: Máy tạo ra điện trường cao áp xung quanh cơ thể, tác động sâu vào các mô, tế bào, kích thích co cơ, thúc đẩy quá trình chữa lành mô, chuyển ion qua da để giảm đau,…
Cơ chế hoạt động của máy trị liệu điện trường cao áp trong việc điều trị đau mỏi cổ vai gáy:
- Kích thích cơ và dây thần kinh:Sóng điện trường tác động lên các cơ và dây thần kinh, thúc đẩy sự co cơ, tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện khả năng vận động linh hoạt và giảm đau nhức hiệu quả. Mức độ kích thích có thể khác nhau giữa các loại sóng, nhưng nhìn chung đều mang lại hiệu quả tích cực cho cơ bắp và hệ thần kinh
- Tăng cường lưu thông máu:Máy điện trường giúp thúc đẩy lưu thông máu đến các cơ bắp và mô, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi. Lưu thông máu tốt hơn sẽ giúp cơ bắp hoạt động hiệu quả hơn, giảm đau nhức và thúc đẩy quá trình phục hồi.
- Giảm viêm:Các loại sóng điện trường có khả năng giảm viêm trong cơ bắp và mô, đặc biệt là các trường hợp viêm cấp tính. Viêm là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng như đau nhức, sưng tấy, hạn chế vận động. Giảm viêm sẽ giúp cải thiện các triệu chứng này và thúc đẩy quá trình phục hồi.
Hiện nay, thị trường tràn ngập các sản phẩm máy điều trị điện trường cao áp, do đó người bệnh cần chú ý lựa chọn sản phẩm chính hãng từ những thương hiệu uy tín.
4-Chườm lạnh
Nếu triệu chứng đau mỏi vai gáy kèm dấu hiệu căng cơ, sưng mô mềm, đây có thể xuất phát từ nguyên nhân chấn thương hoặc viêm. Lúc này, chườm lạnh là một giải pháp hữu ích người bệnh có thể áp dụng với tần suất từ 2 – 3 lần/ngày, 15 – 20 phút/lần.
5-Chườm nóng
Chườm nóng có tác dụng nới lỏng các cơ bị căng và thúc đẩy tuần hoàn máu. Đây cũng là cách chữa đau mỏi cổ vai gáy tại nhà đơn giản nhưng cho thấy khả năng giảm đau hiệu quả.
6-Các bài tập giãn cơ vùng cổ
Một số bài tập có tác dụng nới lỏng các cơ bị căng ở vùng cổ, giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động linh hoạt để tránh chấn thương tái phát. Người bệnh có thể tham khảo những gợi ý hữu ích như sau:
- Bài tập 1: Đưa cằm về phía trước rồi từ từ kéo về phía cổ họng và hơi chếch xuống, sau đó giữ nguyên cằm song song với sàn nhà, thực hiện tối đa 10 lần mỗi giờ.
- Bài tập 2: Đứng thẳng với tư thế hơi uốn cong lưng trên, sau đó cuộn vai lên, đưa xuống từ từ theo vòng tròn, thực hiện lặp lại động tác 10 lần và đổi hướng, xoay vai về phía trước 10 lần.
7-Giải tỏa căng thẳng
Khi tâm lý căng thẳng được giải tỏa, tình trạng căng cơ ở cổ và vai cũng được cải thiện đáng kể. Yoga và Thiền là hai phương pháp tuyệt vời giúp thư giãn tinh thần, giảm căng cơ và cải thiện hiệu quả tình trạng đau mỏi vai gáy.
8-Cải thiện tư thế ngủ
Tư thế ngủ không đúng cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đau vai gáy thường gặp. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên cân nhắc một số tư thế ngủ cho người đau vai gáy sau:
- Nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêngkhi ngủ, tránh tư thế nằm sấp vì sẽ gây áp lực cho vùng cổ vai gáy.
- Lựa chọn gối kê có độ cao, độ mềm phù hợp, tốt nhất là có thể giữ đầu ngang với cổ.
- Chọn nệm có độ đàn hồi tốtđể nâng đỡ cơ thể, tránh nằm đệm quá mềm hay quá cứng vì sẽ khiến tình trạng đau vai gáy trở nên trầm trọng hơn.
9-Uống đủ nước
Đây là thói quen tốt, giúp thúc đẩy lưu thông máu diễn ra thuận lợi đồng thời cấp nước cho đĩa đệm (phần nằm giữa các đốt sống cổ) trở nên chắc khỏe và dẻo dai. Vậy nên, mỗi ngày, người bệnh cần bổ sung đủ từ 2 – 2,5 lít nước để hỗ trợ cải thiện đau nhức hiệu quả.
10-Điều trị bằng thuốc
Khi các biện pháp giảm đau tại nhà như chườm nóng/lạnh, massage, tập luyện không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để thuyên giảm triệu chứng đau mỏi vai gáy. Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng đúng thuốc, đúng liều và để hạn chế tối đa các vấn đề không mong muốn.
11-Cải thiện môi trường làm việc
Công việc văn phòng liên tục ngồi một chỗ, thao tác với máy tính trong nhiều giờ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau mỏi vai gáy. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích để cải thiện tình trạng này:
- Điều chỉnh ghế ở tư thế thoải mái, hai chân đặt lên sàn và giữ đầu gối thấp hơn hông.
- Tay đặt ngang với bàn làm việc để giảm áp lực đè nén lên cột sống, gân, cơ, khớp vùng cổ vai gáy.
12-Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là giải pháp điều trị hữu ích đối với tình trạng đau mỏi cổ vai gáy thường gặp. Các bài tập sẽ đem đến tác dụng giảm căng thẳng, tăng cường sức mạnh cơ bắp cho khu vực bị tổn thương, từ đó giúp cải thiện triệu chứng đau và hạn chế tái phát.
Bài viết đã tổng hợp các phương pháp chữa đau mỏi vai gáy tại nhà đơn giản, dễ thực hiện và đã được chứng minh hiệu quả. Nhờ vậy, người bệnh có thể tự áp dụng để giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với những trường hợp nghiêm trọng, việc thăm khám và điều trị y tế bởi bác sĩ là vô cùng cần thiết.