[Người bị loét dạ dày có biết?] – Viêm loét dạ dày ăn gì?
Dạ dày là một trong những cơ quan quan trọng trong bộ máy tiêu hóa, nó đảm nhận nhiều chức năng chủ chốt, viêm loét dạ dày lại là một trong rất nhiều căn bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của dạ dày.
Chính vì thế để điều trị dứt điểm căn bệnh này cần kết hợp giữa biện pháp sử dụng thuốc và chế độ ăn uống. Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Viêm dạ dày hp nên ăn gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày – Viêm loét dạ dày ăn gì?
– Dấu hiệu thường gặp nhất, điển hình nhất chính là đau bụng vùng thượng vị, do niêm mạc đã bị tổn thương lại chịu thêm tác động của acid dạ dày.
Thời gian đầu bạn sẽ cảm thấy những cơn đau tăng lên khi quá đói hoặc quá no, sau đó nó có thể xuất hiện rất bất thường với tần suất dày hơn với mức độ nặng hơn.
– Một dấu hiệu nữa đó là bạn sẽ có cảm giác chướng hơi hay đầy bụng khó tiêu, thường xảy ra ở giai đoạn rất sớm nên thường bị bỏ qua.
– Ợ chua hay ợ hơi
– Buồn nôn, nôn
– Chán ăn, sụt cân
– Nôn ra máu đỏ tươi hoặc màu đen, đi ngoài phân đen, các dấu hiệu thiếu máu, chóng mặt, choáng váng: xảy ra khi đã có biến chứng xuất huyết tiêu hoá.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày – Viêm loét dạ dày ăn gì?
– Do mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (hay còn gọi là nồng độ acid dạ dày) và bảo vệ ở niêm mạc dạ dày, sẽ gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày, gồm các nguyên nhân sau:
– Nhiễm khuẩn: đây là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh loét dạ dày.
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (hay còn gọi là vi khuẩn HP) loại vi khuẩn rất phổ biến ở Việt Nam, do dễ lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc ăn uống và lây qua thức ăn, nước uống.
Vi khuẩn HP có thể sinh trưởng và phát triển ở trong lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày mà không gây bệnh, nhưng khi lớp nhầy bao phủ niêm mạc bị phá vỡ sẽ gây viêm và dẫn đến loét dạ dày.
– Sử dụng thuốc: khi bạn sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm như aspirin, ibuprofen, steroid,… không đúng cách hoặc sử dụng thường xuyên do nhu cầu điều trị.
– Một số các yếu tố nguy cơ khác như:
- Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến tăng loét dạ dày ở người nhiễm vi khuẩn HP
- Đối với người bị bệnh, việc uống rượu bia cũng sẽ làm tăng kích thích và làm mòn lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày và gây kích thích làm tăng sản xuất acid ở dạ dày
- Chế độ ăn uống không hợp lý: do bạn ăn quá nhiều gia vị cay nóng, thức ăn chiên xào, ăn uống không điều độ…
- Stress: do căng thẳng kéo dài, hoặc stress sau phẫu thuật, chấn thương…
3. Bị bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chữa trị các căn bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến dạ dày. Nếu bạn muốn điều trị bệnh trong thời gian ngắn nhất cũng như điều trị được dứt điểm căn bệnh này thì bạn cần lưu ý thật kỹ trong vấn đề ăn uống.
Vậy viêm loét dạ dày thì ăn gì?
– Rau xanh: rau xanh chính là nguồn cung cấp rất nhiều loại vitamin tốt cho dạ dày, đặc biệt sẽ cải thiện tình trạng viêm loét như: vitamin A, vitamin C, K, sắt, canxi,… Với các loại rau màu xanh đậm sẽ phù hợp cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày gồm có: bắp cải xanh, măng tây, đậu xanh, rau bina, cải xoăn, …
– Chuối: là loại quả mà người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn. Chuối là loại thực phẩm có khả năng khắc phục đáng kể tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, trong chuối có chứa thành phần có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn HP và tăng chất nhầy giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy sau bữa ăn mỗi ngày nên ăn ít nhất 3 quả chuối sẽ cải thiện bệnh dạ dày rất tốt.
– Các loại thực phẩm có chứa protein: bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn các loại thực phẩm có chứa protein ít chất béo. Bởi những thực phẩm này sẽ có thể làm lành các tế bào bị hư hỏng cũng như các vết viêm loét dạ dày tá tràng.
Các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao như: thịt nạc, cá, sữa chua, sữa ít béo, đậu nành,…
Bạn có biết chăm sóc đúng cách cho dạ dày của mình? Hãy tham khảo ngay bí quyết của chúng tôi [ Hé lộ ] Ăn gì tốt cho dạ dày?
Trên đây là những thông tin viêm loét dạ dày ăn gì mà những người bị bệnh viêm loét dạ dày nên hiểu biết để có được một chế độ ăn uống phù hợp nhất. Từ đó giúp quá trình điều trị bệnh có hiệu quả cao hơn và ngăn chặn sự tái phát trở lại của bệnh.
Chúc các bạn có một cơ thể khỏe mạnh!
Có thể bạn quan tâm
- [Cảnh báo đỏ] 🚫 Đau dạ dày nên kiêng ăn thực phẩm gì?
- [Giải đáp] Bệnh gan có lây không? Bệnh gan lây qua đường nào?
- Sự phát triển của y học trong công cuộc điều trị táo bón
- Nhiều năm liền bị mất ngủ, người bệnh chia sẻ cảm nhận sau khi sử dụng phương pháp hỗ trợ điện trường cao áp
- [Cẩn thận] – Gan nhiễm mỡ độ 1 và cách điều trị dành cho người bệnh