Đau lưng dưới là dấu hiệu bệnh gì ?
Đau lưng dưới là một trong những triệu chứng rất thường gặp với mọi người, có thể xảy ra với mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Đau lưng dưới đôi khi xảy ra do thói quen sinh hoạt, tư thế làm việc, nghỉ ngơi sai lệch, lao động nặng,… nhưng cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh lý nào đó về xương khớp, tiết niệu. Vậy đau lưng dưới là dấu hiệu của bệnh gì và giải pháp để cải thiện triệu chứng này? Cùng đi tìm hiểu nhé!
Đau lưng dưới là dấu hiệu bệnh gì?
-
Nguyên nhân đau lưng dưới
Đau lưng, đau lưng dưới là một trong những hội chứng thường gặp nhất mà ai cũng có thể gặp, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như hiệu quả công việc, năng suất lao động của người bệnh. Do cấu trúc của cột sống lưng gồm các cơ, hệ thống dây chằng, đĩa đệm và các khớp xương, khi một trong những cấu trúc này bị tổn thương, bị chèn ép quá mức, sẽ gây nên những cơn đau lưng, đau lưng dưới mà nhiều người gặp phải.
Các nguyên nhân gây đau lưng dưới có thể kể tới như:
-
Do ngồi quá nhiều
Thói quen sinh hoạt, tính chất công việc của nhiều người khiến bạn dành nhiều thời gian ngồi trên ghế, ít được vận động, đi lại, điều này không chỉ gây đau lưng dưới mà còn gây nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác đe dọa đến sức khỏe người bệnh.
-
Do thường xuyên lao động nặng
Người thường xuyên mang vác vật nặng, thường xuyên cúi ngửa, đứng – ngồi quá lâu,… khiến cột sống, xương chậu chịu nhiều áp lực và dẫn tới đau lưng dưới.
-
Do chấn thương
Mang vác vật nặng, tai nạn giao thông, chơi thể thao, tập gym,… có thể gây ra các chấn thương cho cột sống như bong gân, làm giãn dây chằng, cơ, dây thần kinh vùng lưng,…từ đó hình thành nên những cơn đau lưng dưới “viếng thăm” thường xuyên.
-
Ngủ nghỉ không đúng tư thế
Nếu bạn nằm – ngồi không thoải mái, không đúng tư thế trong thời gian dài, khiến cột sống bị chèn ép, chịu nhiều áp lực, khiến những cơn đau lưng dưới rất dễ “hỏi thăm” bạn.
-
Do béo phì
Chất béo tích tụ nhiều trong cơ thể, khiến cân nặng của bạn tăng khó kiểm soát, sẽ tạo nên một áp lực không hề nhỏ lên cột sống của bạn, từ đó khiến bạn gặp những cơn đau lưng dưới thường xuyên hơn.
-
Do mang thai
Quá trình phát triển của thai nhi khiến người mẹ phải gồng lưng giữ cân bằng, cùng với trọng lượng của cơ thể tăng theo từng tuần tuổi của thai nhi, gây sức ép lớn lên cột sống, sẽ khiến chị em mang thai thường xuyên bị đau nhức người, đau lưng dưới.
-
Do di truyền
Loãng xương, các bệnh lý cột sống bẩm sinh, … là những bệnh di truyền bạn có thể đã “thừa hưởng” từ cha mẹ bạn, và đến một thời điểm nào đó sẽ khiến bạn thấy đau lưng, đau lưng dưới mỗi ngày hay mỗi khi thời tiết thay đổi.
Mang thai cũng là nguyên nhân gây đau lưng dưới cho chị em
-
Đau lưng dưới là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau lưng dưới cũng được chia ra làm 2 dạng là: cấp tính hoặc mãn tính. Nếu đau lưng dưới cấp tính thường sẽ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, thì đau lưng dưới mãn tính sẽ khiến bạn bị đau liên tục, kéo dài cả vài tháng, thậm chí đau cả đời.
Dưới đây là những bệnh lý điển hình có dấu hiệu là đau lưng dưới:
-
Thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống khi bị mất khả năng đàn hồi sẽ làm giảm đi đáng kể mức độ chịu đựng lực tác động của cột sống, khiến rễ dây thần kinh bị chèn ép nhiều hơn, gây ra những cơn đau lưng dưới âm ỉ và dữ dội, và cơn đau sẽ xuất hiện và đau nhiều hơn khi bạn đột ngột đứng hay ngồi, nâng đỡ vật nặng hoặc khi vặn mình, xoay người,…
-
Thoái hoá cột sống
Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi, bị đau lưng lâu năm sẽ biến chứng thành, kèm theo các cơn đau lưng dưới là triệu chứng: chóng mặt, hoa mắt, ù tai, … vì máu lưu thông lên não kém.
-
Gai cột sống, dây thần kinh bị chèn ép
Hai chứng bệnh này sẽ gây ra chứng đau lưng dưới, kèm theo các triệu chứng như: đau một hoặc hai bên đùi, tê bàn chân, bàn chân, xương đùi thường đau nhức, yếu đi,…
-
Bệnh về thận:
Nếu đau lưng dưới kèm theo triệu chứng như: đau buốt lan xuống cơ quan sinh dục, đi tiểu nhiều, tiểu buốt, người xanh xao, mệt mỏi,… có thể là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh về thận, chẳng hạn như: sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận,…
-
Bệnh phụ khoa:
Ít ai ngờ các bệnh phụ khoa như: viêm cổ tử cung, ung thư buồng trứng,… cũng là nguyên nhân gây ra chứng đau lưng dưới ở phụ nữ.
Ngoài ra, còn nhiều bệnh lý nguyên nhân khác cũng gây đau lưng dưới gồm: Viêm tụy, viêm túi mật, u xương,… ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh.
Đau lưng dưới có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
-
Giải pháp khi bị đau lưng dưới
Trước hết, khi bị đau lưng dưới sau mỗi sáng ngủ dậy, sau mỗi khi lao động nặng, … thì bạn cần xem xét nguyên nhân gây đau như: tư thế nằm ngồi, tính chất công việc, … để từ đó điều chỉnh thói quen sinh hoạt, năng vận động, cần nghỉ ngơi nhiều hơn để cải thiện các cơn đau.
Nhưng nếu những cơn đau lưng dưới kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên sắp xếp thời gian để đến cơ sở y tế, tìm gặp chuyên gia y tế, bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn phương pháp cải thiện cơn đau, tránh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và công việc, học tập trong cuộc sống.
Với mức độ đau nhẹ đến vừa, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau kết hợp thuốc kháng viêm giãn cơ theo chỉ dẫn, kê đơn của bác sĩ để giảm bớt cơn đau.
Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng nên kết hợp với việc tích cực vận động, tập luyện thể dục thích hợp và tham gia một chương trình trị liệu để kiểm soát, cải thiện cơn đau. Các bài tập được khuyến cáo cho người đau lưng dưới như:Thái Cực Quyền, yoga, bài tập cơ vận động cơ bắp hỗ trợ cột sống, các bài tập aerobic chuyên sâu, đi bộ, bơi lội, đi xe đạp,… hay các phương pháp trị liệu theo Đông y học cổ truyền như: vật lý trị liệu, massage, châm cứu, bấm huyệt,… để giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn, giảm bớt các cơn đau.
Đối với các trường hợp nguyên nhân gây đau lưng dưới là do các bệnh lý về cột sống chèn ép rễ thần kinh như: gai cột sống, đa dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, lao cột sống, u cột sống,… thì người bệnh cần phải điều trị dứt điểm bệnh lý đó, điều trị nội khoa, phẫu thuật, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mới có thể chữa khỏi được những cơn đau lưng dưới.
Ngoài ra, để có được sức khỏe lâu dài, sức đề kháng tốt, hệ xương khớp chắc khỏe, giúp phần nào cải thiện các cơn đau lưng dưới, người bệnh cũng rất cần chú ý, xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp lý, sử dụng những thực phẩm tốt cho xương khớp. Đồng thời, người bệnh cũng cần phải tránh xa những thực phẩm gây hại cho cơ thể như: đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại đồ uống có cồn, có gas, chứa caffein, thuốc lá,…
Khi thấy đau lưng dưới, bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám sớm
Đau lưng dưới có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, các nguyên nhân gây đau nhức vùng lưng dưới cũng rất đa dạng với nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau. Nên ngày khi thấy những cơn đau đau xuất hiện kéo dài, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám, và từ đó có những giải pháp điều trị phù hợp để cải thiện sức khỏe.