Nguyên nhân viêm amidan và cách chữa trị

Thông tin hữu ích

Amidan là một tổ chức nhỏ có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Khi thời tiết thay đổi, hay do nhiều nguyên nhân bệnh lý nào đó khiến tổ chức này của bạn bị viêm, nếu không được điều trị đúng cách, rất dễ tái phát và gây biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh viêm amidan qua các thông tin dưới đây.

viêm amidan

Nguyên nhân viêm amidan và cách chữa trị

  1. Viêm amidam là bệnh gì?

Amidan là một tổ chức bạch huyết lympho bình thường, là hai hạch bạch huyết nằm ở mỗi bên của mặt sau cổ họng, có từ khi cơ thể bạn sinh ra, có vai trò sinh ra các kháng thể để bảo vệ đường hô hấp trên, chống lại sự xâm nhập, gây hại của các vi sinh vật, tác nhân gây hại  xâm nhập gây viêm nhiễm vào đường hầu, họng qua đường ăn và đường thở.

Do có chức năng đặc biệt, nên amidan có cấu trúc gồm nhiều hốc và múi, và rất dễ bị vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi nấm, virus) xâm nhập, gây viêm nhiễm, tình trạng này được gọi là viêm amidan.

Viêm Amiđan được phân làm hai dạng bệnh: Viêm amiđan cấp tính và mãn tính.

  • Viêm amidan cấp tính

Là tính trạng amidan bị viêm vùng xung huyết và xuất tiết của amiđan khẩu cái, thường gặp ở trẻ nhỏ từ 3- 10 tuổi, do một số vi khuẩn, virus như: viêm khớp cấp, bại liệt, dịch viêm não, viêm màng não,…gây nên.

  • Viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính là hiện tượng amidan của người bệnh bị viêm thường xuyên, tái phát nhiều lần nếu không được chữa trị triệt để, thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi.trieu-chung-viem-amidam

Viêm amidam là bệnh gì?

  1. Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan

Vì tổ chức Amidan đảm nhiệm vai trò như một “hàng rào miễn dịch” cực kỳ nhạy bén của đường hô hấp trên cửa miệng.

Một số nguyên nhân khiến tổ chức Amidan của bạn bị viêm nhiễm là:

  • Do sức đề kháng kém

Sức đề kháng của một người yếu kém thì khả năng kháng cự lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus bên xâm nhập cũng kém hơn, nên rất dễ bị xâm nhập, gây ra các tình trạng viêm nhiễm, cụ thể viêm amidan khi vi sinh vật tấn công cơ quan này.

Nhiều trường hợp do người bệnh vệ sinh họng, răng miệng kém, môi trường sống ô nhiễm, khói bụi, hút thuốc hoặc hít khói thuốc thường xuyên, sẽ khiến những người có sức đề kháng kém (trẻ nhỏ, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, người cao tuổi, phụ nữ mang thai,…) dễ bị viêm amidan, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột, mưa, lạnh, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc,… bệnh dễ tái phát.

  • Do cấu trúc amidan

Bản thân cấu trúc amidan có nhiều khe, múi, hốc, niêm mạc, hố amidan lại mỏng manh, nên virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và “trú ngụ” gây bệnh tại đây.

  • Do tổ chức tạng bạch huyết

Một số trẻ nhỏ có tổ chức bạch huyết phát triển mạnh hơn bình thường, khiến nhiều hạch ở cổ, họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi sự xâm nhập của vi sinh vật gây viêm amidan.

  • Do ảnh hưởng của các bệnh đường hô hấp

Một số bệnh vùng mũi họng, thanh quản như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản,… có thể khiến cho tổ chức amidan yếu đi, dễ bị viêm nhiễm.

nguyên nhân viêm amidan

Có nhiều nguyên nhân khiến tổ chức Amidan của bạn bị viêm nhiễm

  1. Triệu chứng khi bị viêm amidan

Bệnh viêm amidan có các triệu chứng để nhận biết như sau:

  • Đau rát họng, có thể ho nhiều, có đờm
  • Cổ họng như có vật chắn ngang, gây khó nuốt khi ăn uống, nuốt nước bọt, cứng cổ
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Sốt, người ớn lạnh, đây là do phản ứng của cơ thể khi nhận thấy sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh
  • Đau tai, ù tai, đau nhức đầu
  • Cổ và hàm sờ thấy có hạch đau do sưng hạch bạch huyết
  • Há miệng to quan sát thấy tổ chức Amidan có màu đỏ và sưng lên, có thể có đốm trắng hoặc vàng, có hốc mủ.
  • Ở trẻ nhỏ, dễ dàng nhận thấy sự quấy khóc, chán ăn, hoặc chảy nước dãi quá mức.
  1. Biến chứng khi bị viêm amidan

Khi nghi có dấu hiệu bị viêm amidan, người bệnh cần được bác sĩ có chuyên môn thăm khám cẩn thận, xét nghiệm vi sinh để xác định bệnh, tránh để bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần, sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Khó thở, có thể khiến trẻ nhỏ ngưng thở khi ngủ nếu người lớn không chú ý
  • Nhiễm trùng lây lan sâu vào mô xung quanh, như áp xe amidan
  • Nhiễm trùng Strep: Nếu viêm amidan do liên cầu khuẩn nhóm A hoặc chủng liên cầu khuẩn khác không được điều trị đúng, người bệnh có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm và hiếm gặp như: Sốt thấp khớp, rối loạn viêm ảnh hưởng đến tim, khớp và các mô khác, viêm cầu thận hậu nhiễm trùng cấp tính (đây là rối loạn viêm của thận dẫn đến việc không loại bỏ hết được chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu).
  • Khi bệnh viêm amidan không được điều trị dứt điểm, điều trị không đúng sẽ tái phát nhiều lần, có thể kéo theo biến chứng đáng lo ngại nhất là viêm amidan hốc mủ, ung thư amidan.

Ngoài ra, viêm amidan hốc mủ có thể gây viêm xoang, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp dưới (khí, phế quản, viêm phổi).

hậu quả của viêm amidan

Biến chứng nguy hiểm khi bị viêm amidan

  1. Cách chữa trị viêm amidan

Với các thể viêm amidan nhẹ (như bị virus cảm lạnh xâm nhập) không nhất thiết phải điều trị, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên để thấy dễ chịu cổ họng hơn.

Nhưng đối với trường hợp viêm amidan nặng, người bệnh nên đến cơ sở y tế, chuyên khoa tai-mũi-họng thăm khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị đúng, phù hợp.

Có thể bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng sử dụng thuốc kháng sinh để giúp cơ thể bệnh nhân chống lại tác nhân nhiễm khuẩn, thuốc giảm đau để giảm đau họng, truyền dịch tĩnh mạch với trường hợp người bệnh bị mất nước do viêm amidan.

Có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amiđan với các trường hợp bệnh nhân bị bị viêm amidan mãn tính hoặc tái phát nhiều lần, cắt bỏ amidan để phòng ngừa biến chứng.

cát bỏ viêm amidan

Cắt bỏ amidan cũng là một cách chữa trị viêm amidan

  1. Chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm amidan

Bệnh nhân viêm amidan nên ăn gì?

Khi bị viêm amidan, bạn cần chú ý hơn đến những thực phẩm cơ thể hấp thu hàng ngày và bổ sung đủ lượng nước để cho cổ họng không bị khô.

Dưới đây là những thực phẩm, đồ uống người bị viêm amidan nên ăn nhiều:

  • Nước hoa quả, trái cây tươi, nước ép rau xanh có chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt các loại nước ép có chứa vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, chống viêm hiệu quả, đồng thời giảm bớt cảm giác khô miệng và đau họng cho người bệnh.
  • Trứng luộc và gan bò vì chúng chứa chất đạm để tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể chống chọi lại sự tấn công của các vi khuẩn gây viêm.
  • Nước muối: súc miệng với nước muối thường xuyên từ 2-3 lần/ngày, đặc biệt sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ giúp sát trùng cổ họng, giảm sưng, viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn và giúp cổ họng tránh bị đau.

bệnh viêm amidan nên ăn gì ?

Bệnh nhân viêm amidan nên ăn uống nhiều trái cây giàu vitamin C

Bệnh nhân viêm amidan không nên ăn gì?

Khi bị viêm amidan, bạn cần phải tránh ăn những nhóm thực phẩm sau:

  • Tránh ăn đồ ăn, thức uống lạnh
  • Hạn chế ăn đồ ăn có tính nhiệt, cay, nóng, có nhiều loại gia vị tẩm ướp như ớt cay, tương ớt, hạt tiêu,…
  • Hạn chế ăn những đồ ăn chiên rán, dầu mỡ, đồ nướng,…
  • Những đồ ăn như sô cô la hay lạc (đậu phộng), … vì chúng có chứa arginin – một thành phần tăng siêu vi, hỗ trợ các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nhanh hơn.
  • Không ăn các đồ ăn sống, gỏi, tái, nộm vì những thức ăn này không được đun nấu chín kĩ, tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn không có lợi cho sức khỏe bên trong, chúng sẽ xâm nhập và khiến bệnh viêm amidan trầm trọng hơn.

bệnh viêm amidan không nên ăn gì

Người bị viêm amidan không nên ăn đồ ăn cay nóng

Viêm amidan là chứng bệnh phổ biến thường gặp trong đời sống, có thể gặp ở bất cứ ai, ở mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh, bệnh gây ra nhiều sự bất tiện và khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cả công việc và cuộc sống của người bệnh. Nên khi thấy có triệu chứng mắc bệnh, bạn nên tìm đến bác sĩ thăm khám để được tư vấn điều trị dứt điểm, tránh bệnh biến chứng xấu.