Cách giải cảm hạ sốt nhanh tại nhà mà không phải ai cũng biết

Thông tin hữu ích

Cảm sốt bệnh lý thường gặp trong mọi gia đình, bệnh rất phổ biến cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Khi bị cảm sốt, nếu không được giải cảm hạ sốt đúng cách, không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, kém ăn, người xanh xao, còn có thể khiến bệnh chuyển biến xấu gây co giật, mất nước, rối loạn đông máu, để lại di chứng ở thần kinh, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Cùng tìm hiểu các cách giải cảm hạ sốt nhanh được chia sẻ dưới đây.

cách giải cảm hạ sốt

Cách giải cảm hạ sốt nhanh tại nhà mà không phải ai cũng biết

  1. Cảm sốt là gì?

Sốt là tình trạng cơ thể bạn có sự tăng nhiệt độ tạm thời do phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có dấu hiệu bị bệnh hoặc nhiễm trùng, virus, vi khuẩn xâm nhập. Nhiệt độ cơ thể bình thường ở mức 36,5 -37°C, buổi chiều thường có nhiệt độ cao hơn. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể tăng từ 36.5–37.5 °C (98–100 °F) trở lên, tức bạn đang bị sốt.

Sốt thường xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với sự nhiễm khuẩn như virus cảm cúm hoặc bị cảm lạnh, vi khuẩn viêm họng, có sưng viêm, tổn thương tại các mô trên cơ thể hoặc là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Bên cạnh đó, sốt cũng có thể do dị ứng với thuốc, ở trẻ em còn có thể sốt do mọc răng hay sau chích ngừa vắc-xin,…

Khi bị cảm sốt, người bệnh thường có dấu hiệu như vã nhiều mồ hôi hoặc rét run, khát nước, da đỏ, sờ thân nhiệt nóng.

Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh nhân sẽ sốt cao hơn, dẫn đến biến chứng như: co giật, mất nước, biến chứng về hô hấp và tim mạch, di chứng ở thần kinh, … thậm chí có thể tử vong nếu diễn tiến nặng gây suy đa cơ quan.

cách giải cảm hạ sốt tại nhà ?

Cảm sốt khiến người bệnh mệt mỏi nhiều

  1. Giải cảm hạ sốt nhanh tại nhà bằng cách nào?

Để tránh bệnh cảm sốt chuyển biến xấu, xảy ra các di chứng, người nhà, người chăm sóc cần tìm cách giúp giải cảm hạ sốt nhanh cho người bệnh. Có thể áp dụng các cách đơn giản tại nhà như:uống nước giải cảm, ăn cháo giải cảm, xông lá, sử dụng thuốc hạ sốt, giải cảm, thuốc kháng sinh.

  • Xông hơi giải cảm hạ sốt đúng cách với nồi lá

Trong Đông y, cảm sốt được coi là chứng thương, nguyên nhân do chính khí suy yếu, tà khí xâm nhập gây bệnh hay do khả năng lọc sạch không khí của bộ máy hô hấp kém nên vi khuẩn, virus thâm nhập khi sức đề kháng suy kém. Và xông hơi với những loại lá phù hợp sẽ giúp xua đi được “tà khí”, khí lạnh gây bệnh trong người, thanh lọc cơ thể, giúp người bệnh hết mệt mỏi, ốm sốt.

Chuẩn bị lá: Lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ một nắm to, tầm 100-200g.

Cách nấu lá xông:

Tất cả các loại lá đem nhặt rồi rửa sạch, cho vào nồi lớn (trừ bạc hà) đổ xâm xấp nước, đun sôi khoảng 10 phút.

Trước khi xông thì cho bạc hà, 1 nắm muối tinh vào nồi đun tiếp 1-2 phút, múc 1 bát nhỏ ra để riêng.

Chọn nơi thật kín gió, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi với nhiệt độ, xông trong 5 – 10 phút. Sau đó mở chăn và lấy nước trong nồi xông đã nguội tắm nhanh rồi lau khô người, mặc quần áo, uống nước xông trong bát đã để riêng, rồi lên giường đắp chăn nằm nghỉ.

Lưu ý khi sử dụng cách này: Phương pháp này không phù hợp áp dụng cho người ra nhiều mồ hôi, bị mất nước, mất máu nhiều, hay chóng mặt, mắc bệnh ngoài da, người bệnh nặng mới ốm dậy, người bệnh huyết áp cao, tim mạch, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi, người không điều khiển được hành vi.

  • Ăn cháo giải cảm hạ sốt: hãy nấu các loại cháo sau cho người cảm sốt ăn khi còn nóng để giải cảm hạ sốt nhanh chóng

Cháo hành

Trong Đông y, hành lá có vị cay, tính nóng, có tác dụng giúp cơ thể ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, sát trùng, dùng chữa cảm lạnh, sốt, nhức đầu, sổ mũi, …

Nguyên liệu cần để nấu cháo: gạo tẻ 150-200gr (gạo nếp nếu thích), hành lá 1 nắm, gia vị.

Cách nấu rất đơn giản, bạn cứ ninh gạo nấu cháo như bình thường, đến khi cháo chín nhừ thì cho hành lá xắt nhuyễn vào (cả củ và lá hành), đảo qua cho hành chín tái thì tắt bếp. Nêm nếm gia vị vừa miệng, rồi múc ra bát, rắc chút hạt tiêu xay, nên ăn khi còn nóng.

cháo hành giải cảm hạ sốt

Ăn cháo hàng giải cảm hạ sốt

Cháo tía tô

Với ai không ăn được hay không thích hành lá, có thể nấu món cháo tía tô để giải cảm hạ sốt cũng rất hiệu quả.

Để chế biến món này, bạn cần chuẩn bị: 150-200gr gạo tẻ thơm, tía tô 1 mớ nhỏ, gia vị.

Vo gạo rồi ninh gạo, nấu cháo đến khi cháo chín nhừ, nêm gia vị cho vừa miệng, cho tía tô thái nhỏ vào nồi khuấy đều rồi tắt bếp. Mức cháo ra bát, rắc chút tiêu xay rồi ăn khi cháo còn nóng để phát huy tốt đa công hiệu.

Bạn cũng có thể kết hợp với thịt băm, lòng đỏ trứng gà vào 2 món cháo trên để món cháo thêm bổ dưỡng.

Cháo gà

Cháo gà từ lâu đã là món ăn giải cảm hạ sốt, lại nhiều dinh dưỡng phù hợp với người ốm bệnh, với mọi lứa tuổi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gà mái tơ: ½ con, gạo tẻ 1 chén nhỏ, hạt sen tươi 50gr, hành lá vài cây, gia vị.

Cách nấu:

Bạn mang gà luộc chín, vớt gà ra cho ráo, sau đó xé nhỏ thịt gà.

Phần nước dùng gà, bạn cho hạt sen, gạo đã vo sạch vào hầm đến khi chín nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn và thêm hành lá thái nhỏ vào là tắt bếp. Nên ăn khi cháo gà còn nóng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cháo gừng thịt băm

Cháo thịt băm gừng là sự kết hợp hoàn hảo trong việc làm ấm cơ thể, giải cảm mạo, cảm lạnh, hạ sốt hiệu quả nhanh chóng.

Nguyên liệu gồm: 200g gạo tẻ thơm, 100g thịt heo xay, 1 nhánh gừng nhỏ, hành lá, hành tím xắt nhuyễn, gia vị.

Cách nấu: Thịt heo ướp với gia vị chừng 10 phút cho ngấm, gừng – hành nhặt và rửa sạch, thái nhỏ (gừng bạn có thể thái sợi hay thái lát mỏng tùy ý).

Gạo vo sạch, cho vào nồi ninh đến khi chín nhừ thì cho thịt băm vào, khuấy đều cho thịt chín đều, nêm nếm gia vị vừa miệng, cho gừng- hành thái nhỏ vào đảo đều và tắt bếp. Múc ra bát, nên ăn khi còn nóng.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng gừng cho các trường hợp sốt quá cao, có nguy cơ tổn thương mạch máu và xuất huyết.

chso gừng thịt băm giải cảm hạ sốt

Ăn cháo gừng thịt băm hạ sốt giải cảm

  • Uống nước giải cảm

Một số loại nước cũng giúp người cảm sốt thấy dễ chịu hơn, giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng để khỏe hơn.

Nước mật ong chanh

Nguyên liệu: 1 trái chanh, 2 cây sả, 2 muỗng cà phê mật ong.

Sả bóc bớt vỏ già, bỏ gốc, rửa sạch, cắt khúc ngắn rồi đập dập, cho vào nồi nấu sôi với 250ml nước. Sau đó tắt bếp, để nước nguội bớt thì bạn lọc lấy nước trong, thêm nước cốt chanh và mật ong vào khuấy đều, nếm vừa miệng và cho ra ly, dùng khi còn ấm nóng.

Nước gừng

Bạn chỉ cần chuẩn bị 20ml nước ấm, thêm ½ muỗng cà phê nước cốt gừng và 1-2 thìa cà phê mật ong nguyên chất, khuấy đều và uống khi còn ấm, ngày uống 3 – 4 lần đến khi hết sốt.

Hoặc pha tra gừng theo cách sau: Cho ½ muỗng cà phê gừng tươi băm nhuyễn vào 200ml nước sôi, hãm gừng trong vài phút rồi thêm một chút mật ong, khuây đều và uống khi còn nóng, ngày 3 – 4 lần để giải cảm nhanh.

  • Sử dụng kháng sinh, thuốc giải cảm: đây là cách thường được áp dụng nhất khi bạn hay người thân bị cảm sốt, vì tính tiện lợi. Cùng xem công dụng và cách dùng các loại thuốc thường được nhiều người sử dụng:

Paracetamol

Là loại thuốc hạ sốt, giảm đau, trị cảm cúm thường được sử dụng nhất. Ở liều bình thường, paracetamol dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ, và người bệnh cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc như bác sĩ, dược sĩ chỉ định, hoặc theo hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc, không tùy ý mua và sử dụng bừa bãi. Vì nếu sử dụng quá liều paracetamol có thể gây độc cho gan, kèm triệu chứng như:  buồn nôn, nôn, đau bụng sau 2-3 giờ sau sử dụng thuốc.

Aspirin

 Thuốc aspirin từ lâu được coi là một trong những loại thuốc không kê đơn vô hại thường được dùng để điều trị giảm đau, hạ nhiệt  khi cảm sốt và chống viêm.

Nhưng cũng giống như paracetamol, người sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc như bác sĩ, dược sĩ chỉ định, hoặc theo hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc, không tùy ý mua và sử dụng. Ngoài ra, khi dùng thuốc Aspirin cần lưu ý các điều sau:

  • Không dùng Aspirin chung với nước cam, chanh, nước ngọt để tránh kích ứng cho dạ dày.
  • Với thuốc Aspirin dạng viên, không được nhai hoặc nghiền thuốc mà phải nuốt nguyên viên.
  • Đang dùng thuốc Aspirin thì không được uống rượu.
  • Không dùng Aspirin khi đang uống các loại thuốc Heparin, thuốc trị tiểu đường, các thuốc nhóm glucocorticoid, interferon alpha, pentoxyfillin, thuốc lợi tiểu, các thuốc thải axit uric đường niệu, ticlopidin để tránh phản ứng thuốc.

thuốc giải cảm hạ sốt

Sử dụng thuốc để giải cảm hạ sốt cần tham khảo ý kiến bác sĩ

  1. Những điều người bệnh cần lưu ý khi bị cảm sốt

Khi bị cảm sốt, người bệnh và người nhà, người chăm sóc cần lưu ý những điều sau:

– Cho người bệnh mặc đồ thoáng mát, chất liệu thấm mồ hôi tốt

– Cho người bệnh uống nhiều nước và nước cam để ngăn ngừa tình trạng mất nước cho cơ thể.

– Không đắp nước lạnh hoặc chườm trực tiếp nước đá lên cơ thể người bệnh.

– Hạn chế tiếp xúc với cộng đồng để tránh lây lan bệnh.

– Vệ sinh cá nhân tốt, ăn uống đủ chất để giúp nhanh khỏe

– Khi bị cảm sốt cần năm nghỉ ngơi nhiều, từ một đến hai ngày.

– Ăn nhiều rau có lá xanh, các loại trái cây nhiều nước.

– Không ăn thức ăn nguội lạnh, thức ăn thừa, cũ hỏng

– Không hút thuốc lá và uống những thứ có chứa chất cồn.

– Nếu sốt từ 40 độ C (với trẻ nhỏ là từ 38,5 độ C) hoặc sốt hơn 2 ngày, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện thăm khám để được can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng phức tạp xảy ra.

cần đi gặp bác sỹ nếu muốn giải cảm hạ sốt

Cần đi khám khi thấy cảm sốt cao, dài ngày

Trên đây đã hướng dẫn, gợi ý một số cách giúp bạn giải cảm hạ sốt nhanh chóng ngay tại nhà, hi vọng thông tin hữu ích, giúp mọi người chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân và gia đình, để luôn khỏe mạnh, tươi trẻ.