Vì sao ngủ dậy hay chóng mặt buồn nôn?

Thông tin hữu ích

Nhiều người gặp phải tình trạng hay bị chóng mặt, đau đầu mỗi khi ngủ dậy. Vậy vì sao ngủ dậy chóng mặt buồn nôn? Chính do một vài thói quen hàng ngày trong cuộc sống hiện đại của nhiều người đôi khi cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu thêm về chứng ngủ dậy chóng mặt buồn nôn, để bạn có thêm hiểu biết và kịp thời phòng tránh.

ngủ dậy chóng mặt buồn nôn

Vì sao ngủ dậy hay bị chóng mặt buồn nôn?

  1. Nguyên nhân ngủ dậy chóng mặt buồn nôn

Sau mỗi giấc ngủ dài suốt đêm hay chỉ 15-20 phút chợp mắt buổi trưa hẳn bạn sẽ thấy khoan khoái, hết mệt mỏi, tinh thần phấn chấn rất nhiều. Nhưng không hiểu lý do gì, thay vì thấy dễ chịu thì bạn lại bị chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi nhiều.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này của bạn:

  • Ngủ không đủ giấc, không sâu giấc

Mỗi ngày chúng ta cần ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng để cho mọi cơ quan trong cơ thể được phục hồi, tái tạo, nghỉ ngơi. Nhưng nếu bạn không ngủ đủ giấc, đêm ngủ chập chờn, không sâu giấc thì nguy cơ cao bạn có thể gặp phải tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, đôi khi buồn nôn, nôn sau khi ngủ dậy. Và khi tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

  • Nằm ngủ kê gối quá cao

Nằm ngủ với một chiếc gối mềm mại, êm ái, cao vừa đủ sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn nhiều, tăng chất lượng giấc ngủ của bạn.

Nhưng nếu bạn gối đầu quá cao, dùng chiếc gối quá cứng, gối lên thành ghế, thành giường,… không chỉ khiến bạn khó chịu, khó ngủ, còn có thể ảnh hưởng đến các đốt sống cổ, cột sống, khiến máu dồn lên não nhiều hơn, từ đó khiến sau khi ngủ dậy thường bị hoa mắt chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,…

  • Sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ

Việc sử dụng điện thoại, máy tính rất cần thiết với công việc của bạn, nhưng dùng chúng nhiều giờ liền trước khi ngủ có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho não bộ và thị lực của bạn, những sóng và bức xạ điện từ của điện thoại có thể ảnh hưởng đến việc bài tiết melatonin, từ đó khiến bạn khó ngủ hơn, lại dễ khiến bạn chóng mặt, đau đầu khi tỉnh dậy.

  • Phòng ngủ nhiều ánh sáng

Melatonin là một loại hormone được não bộ tiết ra từ tuyến tùng để điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Và bóng tối sẽ khiến não tiết ra lượng melatonin nhiều hơn để giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.

Trái lại, ánh sáng từ đèn, các thiết bị điện tử sẽ ngăn chặn quá trình sản xuất melatonin này, khiến bạn trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

  • Ngủ gục trên bàn

Vì công việc quá bận rộn, khiến bạn làm việc khuya, tranh thủ chợp mắt buổi trưa và ngủ gục trên bàn làm việc. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến lượng máu lên não giảm, từ đó gây ra tình trạng chóng mặt, ù tai, đau đầu, buồn nôn, nôn,… khi bạn ngủ dậy.

nguyên nhân ngủ dậy chóng mặt buồn nôn

Sử dụng máy tính nhiều có thể bạn chóng mặt buồn nôn khi ngủ dậy

  1. Ngủ dậy chóng mặt buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?

Ngoài các nguyên nhân kể trên, triệu chứng chóng mặt buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý, vấn đề của sức khỏe.

Điển hình nhất là huyết áp thấp, người huyết áp thấp thường có biểu hiện là: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn, có thể suy giảm khả năng tình dục, nhanh mệt hơn khi làm việc- vận động nhiều,…

Ngoài ra, còn do mắc một số bệnh mạn tính như thiếu máu, thiếu máu não, tuần hoàn máu kém, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn, suy giáp, suy thượng thận, thiểu năng tuần hoàn não, nhồi máu tiểu não, xơ cứng rải rác, u tiểu não,  rối loạn tiền đình,…

Chính vì vậy, người bệnh khi có triệu chứng này kéo dài thì cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán, điều trị nếu nhận thấy sức khỏe của bạn có vấn đề.

ngủ dậy chóng mặt buồn nôn dấu hiệu bệnh

Ngủ dậy chóng mặt buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý

  1. Ngủ dậy thấy chóng mặt buồn nôn phải làm sao?

Dù do thói quen sinh hoạt hay bệnh lý, thì bạn cũng cần tìm cách cải thiện sức khỏe, giảm triệu chứng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn sau khi ngủ dậy hiệu quả bằng các cách sau:

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để nâng cao sức khỏe, ăn đa dạng các loại thực phẩm, nhất là thực phẩm bổ máu như thịt bò, thịt lườn gà, bí đỏ, đậu nành, trứng, sữa,… và tăng cường rau xanh, trái cây tươi, nhất là rau, củ quả có màu xanh đậm.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

– Ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đừng quá “tham công tiếc việc”, mà nên dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, thư giãn.

– Tập thể dục đều đặn, vừa sức với các bài tập yoga, ngồi thiền, hít sâu thở chậm, đi bộ nhẹ nhàng,… nhằm thư giãn tinh thần, tăng lưu thông máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe.

– Lựa chọn môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh, khi ngủ cần chuẩn bị gối đầu phù hợp, ngủ đúng tư thế để có giấc ngủ ngon. Trước khi thức dậy và ra khỏi giường, bạn nên ngồi dậy từ từ, cử động chân tay trong vài phút rồi hãy đứng lên dời khỏi giường.

– Khi có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi,… kéo dài, bạn nên theo dõi thêm và sắp xếp thời gian để đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh lý, vấn đề sức khỏe nào đó.

ngủ dậy chóng mặt buồn nôn phải làm sao

Ngủ dậy thấy chóng mặt buồn nôn phải làm sao?

Trên đây là những thông tin hữu ích về chứng ngủ dậy chóng mặt buồn nôn, để bạn có thêm hiểu biết, từ đó chủ động phòng tránh và biết cách xử lý, tránh để những triệu chứng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.