Viêm phế quản nguyên nhân và cách chữa trị
Bệnh viêm phế quản là một bệnh lý điển hình khá phổ biến trong nhóm các bệnh lý về đường hô hấp, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Bởi vậy việc nắm bắt chính xác nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và chủ động phòng bệnh viêm phế quản là những kiến thức mà ai trong số chúng ta nên trau dồi để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Viêm phế quản nguyên nhân và cách chữa trị
-
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc ống phế quản, cơ quan mang không khí đến và đi từ phổi bị viêm nhiễm, tổn thương. Bệnh viêm phế quản có 2 dạng là: cấp tính và mãn tính.
-
Viêm phế quản cấp tính
Là tình trạng đường hô hấp bị nhiễm trùng ngắn hạn, gây sưng và chứa đầy chất nhầy. Viêm phế quản cấp tính thường chỉ kéo dài trong vài tuần là sẽ thuyên giảm.
-
Viêm phế quản mãn tính
Nếu bị viêm phế quản lặp đi lặp lại, bạn có thể bị rơi vào tình trạng mãn tính, cần được điều trị càng sớm càng tốt. Viêm phế quản mãn tính là một trong những điều kiện có trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Là tình trạng các ống phế quản bị viêm lặp đi lặp lại nhiều lần, khiến bệnh có thể tái phát hàng tháng hoặc nhiều năm. Viêm phế quản mãn tính nghiêm trọng hơn nhiều so với cấp tính, có thể chuyển biến xấu thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc ống phế quản
-
Nguyên nhân viêm phế quản
Theo thống kê, các nguyên nhân cơ bản gây bệnh viêm phế quản bao gồm:
– Hút thuốc lá: Khói thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý cho phổi và đường hô hấp, bao gồm cả bệnh viêm phế quản. Và bệnh thường gặp ở nam giới hút thuốc nhiều và người thân, người hay phải tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá.
– Đặc thù công việc: do tính chất công việc mà nhiều người phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc, chất khí độc hại,… dẫn tới kích thích phế quản và khiến chúng tiết ra đờm hơn, gây viêm nhiễm. Ví dụ công nhân trong xưởng sản xuất ngũ cốc, dệt may, hoặc tiếp xúc với hóa chất khói.
– Sức đề kháng thấp: đây có thể là điều kiện khiến tình trạng viêm phế quản khi mới hình thành khó tự phục hồi, rồi bệnh càng tiến triển nặng hơn, thành dạng cấp tính hoặc mãn tính. Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng thấp nên dễ bị nhiễm trùng gây bệnh hơn cả.
– Cảm lạnh: Là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp tính do cơ thể bị suy giảm khả năng miễn dịch.
– Trào ngược dạ dày: Tình trạng ợ chua, ợ hơi,… gây kích thích cổ họng, khiến cổ họng bị tổn thương, từ đó dẫn tới nguyên nhân hình thành bệnh viêm phế quản cấp.
Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm phế quản
-
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản
Với bệnh viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính đều có các dấu hiệu, triệu chứng chung bao gồm:
- Ho nhiều
- Miệng ho có tiết ra được nhiều chất nhầy (đờm), có thể màu trắng, xám vàng hoặc xanh lá cây (hiếm khi), có thể kèm máu.
- Người bệnh mệt mỏi, kém ăn, suy nhược nhiều
- Khó thở, thở khò khè, ngực thấy đau tức hoặc khó chịu
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38 độ và ớn lạnh
Riêng với viêm phế quản cấp tính, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh như: nhức đầu, đau nhức cơ thể, người lạnh run. Nhưng các triệu chứng chỉ kéo dài chừng một tuần đến vài tuần.
Còn với viêm phế quản mãn tính, người bệnh sẽ ho nhiều hơn, ho có thể kéo dài ít nhất 2-3 tháng, và sẽ tái phát nhiều lần trong các tháng tiếp theo, xảy ra trong ít nhất hai năm liên tiếp.
Khi thấy bệnh nhân có những triệu chứng như trên kéo dài trên 3 ngày, người nhà nên đưa bệnh nhân tới gặp bác sĩ sớm, để kịp thời điều trị bệnh. Tránh để bệnh tiến triển xấu thành biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản mãn tính, bội nhiễm, áp xe phổi, viêm phổi, bệnh lao phổi, khí phế thũng trung tâm tiểu thùy, suy hô hấp cấp hoặc mãn tính và nguy hiểm tới tính mạng.
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản
-
Phương pháp chữa trị bệnh viêm phế quản
Sau khi thăm khám bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc giúp điều trị, cải thiện triệu chứng của bệnh sao cho phù hợp với thể trạng của mỗi người. Cụ thể là các nhóm thuốc như:
- Thuốc kháng sinh: viêm phế quản thường là kết quả sau khi bị nhiễm trùng gây viêm nhiễm, nên bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc kháng sinh nếu nghi ngờ có nhiễm trùng vi khuẩn. Trong trường hợp bạn có rối loạn phổi mãn tính hoặc hút thuốc, thuốc kháng sinh có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ phát nghiêm trọng.
- Thuốc ho: ho là triệu chứng khiến đa số bệnh nhân thấy mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Nên bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc giúp bạn giảm bớt những cơn ho.
- Các thuốc khác: nếu có bệnh hen hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bác sĩ có thể khuyên bạn dùng các thuốc xịt và các thuốc khác để giảm viêm và mở đoạn thu hẹp phế quản.
Nếu mắc bệnh viêm phế quản mãn tính, bác sĩ sẽ có thể chỉ định bạn thực hiện phục hồi chức năng phổi qua các bài tập luyện thở, làm việc với một bác sĩ chuyên khoa hô hấp để giúp học cách hít thở dễ dàng hơn và tăng khả năng tập thể dục.
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bệnh có hiệu quả hơn, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Uống nhiều nước
- Luôn giữ cho không khí nơi bạn sống, làm việc có độ ẩm vừa đủ bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng
- Tránh tiếp xúc với chất kích thích, khói thuốc lá.
- Mang khẩu trang mỗi khi ra ngoài hay khi phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, không khí lạnh, khô.
- Hãy thử mím môi khi thở để làm chậm hơi thở, giúp bạn thấy tốt hơn. Hãy hít thở sâu, sau đó từ từ thở ra qua miệng trong khi mím môi để làm tăng áp suất không khí trong đường hô hấp của bạn.
Phương pháp chữa trị bệnh viêm phế quản
-
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản
Để phòng tránh bệnh viêm phế quản, hãy chú ý thực hiện các điều sau:
- Tránh khói thuốc lá, không hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc.
- Tiêm chủng vắc xin ngừa bệnh cho trẻ nhỏ
- Luôn rửa tay sạch với xà phòng để giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm virus, vi khuẩn xâm nhập.
- Luôn mang khẩu trang khi phải tiếp xúc với khói bụi môi trường, không khí ô nhiễm, tại nơi làm việc nếu tiếp xúc với bụi hoặc khói, và khi ở trong đám đông, chất khí độc hại.
- Ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cơ thể.
Tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa bệnh viêm phế quản
Trên đây là tất cả thông tin bạn cần biết về bệnh viêm phế quản, bao gồm bệnh lý, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách phòng tránh bệnh, mong rằng giúp ích cho bạn đọc, để mọi người có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình và những