Kiến thức cơ bản nuôi dưỡng trẻ đúng cách không phải ai cũng biết

Mẹ và bé

Nuôi dưỡng trẻ là một vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng nuôi làm sao cho đúng cách, đúng khoa học thì không phải ai cũng biết. Nguoibenh.com xin tổng hợp một số kiến thức cơ bản mà nhiều người thường bị nhậm lẫn, hi vọng giúp ích cho các anh/chị chuẩn bị sinh em bé.

dinh dưỡng cho bé

Dinh dưỡng

  • Bé sơ sinh trong 3 tháng đầu tăng cân nhanh và nhiều nhất, khoảng từ 700gr đến hơn 1 ký. Từ 6-12m tăng chậm lại, từ 1 tuổi đến dậy thì tăng rất chậm mỗi năm tăng 1-2 ký thôi, bé ăn ít vì ko có nhu cầu tăng cân nhiều, miễn sao bé vui chơi khỏe là bình thường.
  • Bé bú sữa mẹ hoàn toàn 3 tháng đầu tiên tăng cân nhanh hơn bé bú sữa công thức, nhưng sau 3 tháng đứa bé bú mẹ sẽ tăng cân chậm hơn so với bé bú sữa ct.
  • Bé 1 tuổi trở lên trung bình mỗi tháng tăng 1 cm, bé sẽ ốm đi so với lúc dưới 1 tuổi. Giai đoạn bé 4 tuổi sẽ ít tăng cân nhất và ốm nhất là bình thường, đứa bé 4 tuổi trở đi nhìn tròn trịa thì bé có nguy cơ thừa cân., lớn lên sẽ liên quan đến những bệnh lý chuyển hóa như bé gái dậy thì sớm, các bé nói chung sẽ bị tiểu đường, cao huyết áp như người lớn.
  • Suy dinh dưỡng vi chất nhiều nhất là thiếu Canxi, nhưng đối với bé nào uống nhiều sữa trên 500 ml / ngày thì ko thiếu Canxi.
  • Đánh giá dinh dưỡng của bé dựa vào chiều cao và vòng đầu, dựa vào cân nặng là ko đáng tin cậy và phải theo dõi theo 1 diễn tiến thời gian chứ trong 1 thời điểm nào đó thì ko chính xác.
  • Ở VN NẾU MÀ AI NÓI CON CỦA BẠN CÒI NGHĨA LÀ BÉ BÌNH THƯỜNG, BÉ BÌNH THƯỜNG NGHĨA LÀ BÉ VỪA CÂN, AI NÓI BÉ BỤ BẪM DỄ THƯƠNG NGHĨA LÀ BÉ BÉO PHÌ.
  • Sữa ct và sữa tươi đều nhiều Canxi, hàm lượng DHA trong sữa chỉ có 1 chứ ko phải gấp 5 lần hay nhiều hơn là càng thông minh, SỮA MẸ hay sữa bò sữa tươi bình thường nào cũng có DHA, hàm lượng DHA gấp nhiều lần đó chỉ là quảng cáo của các hãng sữa Vn.
  • DẤU HIỆU CỦA SỰ THÔNG MINH KO PHẢI LÀ Ở KIẾN THỨC HAY LIÊN QUAN ĐẾN DHA MÀ LÀ SỰ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ NHỎ, HOẠT ĐỘNG VÀ TÒ MÒ KHÁM PHÁ NHIỀU SẼ GIÚP BÉ THÔNG MINH SÁNG TẠO HƠN

Sữa quan trọng như thế nào

  • Sữa được công nhận là đóng góp cho chiều cao của trẻ trong tương lai
  • Sữa mẹ là số 1 vì tự nhiên, vệ sinh, thuận tiện, gần như đầy đủ các chất trẻ cần nhất là 6 tháng đầu – bú mẹ đến 24 tháng.
  • Trẻ dưới 1 tuổi sữa vẫn là chính, nên bú mẹ. Nếu không bú mẹ hay cần bú thêm phải chọn sữa công thức theo lứa tuổi, không chọn sữa khác
  • Sau 1 tuổi có thể dùng sữa khác nhưng bảo đảm đủ lượng và đủ chất
  • Ngay khi trẻ lớn dư cân cũng nên bảo đảm đủ khoảng 500 ml sữa 1 ngày và chọn sữa ít béo
  • Nên tập cho trẻ có thói quen uống sữa đến lớn

HẠCH SAU CHÍCH NGỪA LAO

  • Chích ngừa lao lúc sanh hay sau đó rất quan trọng vì Việt nam tỷ lệ người mắc lao còn cao
  • Sau chích lao cả tháng hơn mới mưng mủ chứng tỏ thuốc có tác dụng, không nhanh mưng mủ đâu
  • Có một số trẻ có hạch sau chích lao, hạch thường ở nách trái nhưng có bé ở vùng xương đòn
  • Đa số hạch sẽ hóa vôi và cứng luôn, một số khác mềm quá hay tự vở thì đi rạch và chăm sóc vết rạch sẽ khỏi

VACCIN VIÊM GAN B QUAN TRỌNG THẾ NÀO

  • Một bé chỉ 5 tháng đã viêm gan B cấp, vàng da, hôn mê. Chữa xong cũng thoát hiểm nhưng khả năng bé sẽ chuyển sang viêm gan B mạn tính rất cao.
  • Mẹ viêm gan B lây cho bé khi mang thai, mẹ biết phải chích viêm gan B ngay sau sinh cho nhưng không may bé sinh nhẹ cân quá. Vậy mới thấy chuyện chích ngừa viêm gan B quan trọng thế nào.
  • Nếu lúc nhỏ cha mẹ đều chích ngừa đủ thì khi lập gia đình sẽ không lây cho nhau và không lây cho con. Con chích ngừa đủ thì thế hệ sau sẽ không sợ vi rút viêm gan B

TÈ DẦM – THƯỜNG XẢY RA TRONG LÚC NGỦ

  • Thường bị chú ý khi đến tuổi đi học (5-6 tuổi)
  • Thường do yếu tố tâm lý – chậm trưởng thành
  • Có thể có yếu tố di truyền
  • Hiếm hơn có thể kèm triệu chứng liên quan đến bàng quang như tiểu gấp, tiểu lắt nhắt
  • Thường sẽ tự hết dần khi lớn
  • Anh/chị cần làm gì cho trẻ trong trường hợp này: khuyên trẻ không uống nước 2 giờ trước khi đi ngủ, khuyên trẻ tiểu hết trước giờ ngủ, hướng dẫn trẻ tự dọn dẹp giường vào buổi sáng khi đái dầm, khen thưởng trẻ mỗi đêm không đái dầm, huấn luyện đi tiểu ban đêm: đánh thức để trẻ tự đi tiểu hoặc giúp trẻ tự thay đồ khi tiểu dầm, sau 8 tuổi có thể dùng dụng cụ báo động tiểu dầm, sau 12 tuổi nên khám để điều trị tích cực, có thể phải dùng thuốc

BAN LÀ SAO

Ban là từ dân gian dùng đến giờ.

  1. Ban đỏ là sởi: bé sốt cao 3-4 ngày, ho nhiều, sổ mũi, mắt đỏ rất biếng ăn, ra ban tuần tự từ trên xuống dưới, mới ra ban vẫn sốt liên tục. Bệnh này biến chứng nhiều, phải chủng ngừa từ 9 tháng, càng nhỏ bệnh càng nặng
  2. Sốt phát ban: có thể rubella, có thể do vi rút khác. Thường cũng sốt cao nhưng có thể sốt nhẹ, ra ban rất nhanh và ngay khi ra ban bé tươi hẳn, ăn uống tốt vui vẻ liền
  3. Các từ khác như: ban khỉ là suy dinh dưỡng nặng sau sởi, ban đen là do sởi làm thâm da hiện ít dùng từ này Bé bị sởi hay sốt phát ban không nên kiêng ăn kiêng tắm. đừng để bé bị lạnh quá thôi

DINH DƯỠNG CHO TRẺ SANH NON – SANH TRƯỚC 37 TUẦN (khi đã xuất viện)

1. 6 tháng đầu sau sinh:

  • Bú trực tiếp sữa mẹ là tốt nhất.
  • Nếu bé không tăng cân đầy đủ có thể phải bổ sung thêm chất bổ sung sữa mẹ (khám dinh dưỡng)
  • Nếu không thể bú mẹ: dùng sữa dành cho trẻ sanh non khoảng: mỗi ngày 200ml cho 1 ký. Chia làm 10 lần.

Ăn dặm:

  • Thời điểm ăn dặm phải cộng thêm số tháng sinh thiếu
  • Thức ăn dặm: giống bé sanh thường.

Theo chỉ định của bác sĩ có thể bổ sung vitamine và vi chất.

Nên khám sức khỏe hàng tháng cho tới khi nào đạt chuẩn cân nặng, chiều cao, vận động của trẻ sanh thường.

Lưu ý: bé sanh non thường có chiều cao thấp hơn sanh đủ tháng nên sự tăng cân cũng phải điều chỉnh theo chuẩn chiều cao để tránh dư cân.

VÀNG DA Ở TRẺ NHỎ

  • Quan trọng nhất là phát hiện trong 15 ngày đầu sau sanh
  • Một số trẻ bị bỏ sót vì thói quen nằm trong phòng tối.
  • 15 ngày đầu sau sanh vì chất gây vàng da nếu tăng cao trong máu sẽ ngấm vào não và gây hại cho não
  • Phụ huynh có thể biết vàng da ít nhiều khi thấy chỉ vàng vùng mặt (ít) hay vàng đến bụng ngực (nhiều) hay vàng toàn thân (rất nhiều)
  • Chiếu đèn ngay là biện pháp ban đầu, nặng hơn có thể sẽ thay máu để lấy chất gây vàng da ra khỏi cơ thể
  • Sau 15 ngày tuổi thì chất gây vàng da không thể gây hại cho não. Nếu vàng da sinh lý thì sẽ hết dần sau 3 tháng, không cần phải ngưng sữa mẹ.

ĂN DẶM

Thời điểm nên cho ăn dặm

  • Sau 4- 6 tháng tùy mức độ tăng cân
  • Trước 4 tháng bé không thể tiêu hóa thứ khác ngoài sữa
  • Sau 6 tháng phải ăn dặm vì: Sữa (sữa mẹ hay sữa bình) không đủ cho sự phát triển của bé; Phát triển cơ hàm, lưỡi…giúp bé dễ tập nói; Tập cho bé tự ăn sau này.

Cách tập ăn dặm

  • Tập ăn từ từ (ngọt đến mặn, lỏng đến đặc, ít đến nhiều, từ 1 nhóm đến 4 nhóm thực phẩm)

Thức ăn dặm

  • Bột bán sẵn có đủ chất (đọc thông tin dinh dưỡng và cách dùng)
  • Bột tự nấu với 4 nhóm thực phẩm: 1 chén bột gồm 40 gr bột gạo, 20gr chất đạm (thịt, trứng …) xay nhuyễn (1 lạng được 5 lần) , 20gr rau xanh xay nhuyễn, 10 gr (10ml) dầu ăn (nành, mè, olive)

Những vấn đề hay gặp khi tập ăn

  • Không chịu ăn: cần kiên nhẫn tập lại từ đầu
  • Ói, tiêu không tốt nhưng vẫn chơi, bú, ngủ tốt: ngưng ăn 1 ngày sau đó tập lại.
  • Tiêu chảy trên 3 lần: ngừng cho ăn và đưa bé đi khám khi cần

Chúng tôi là một nhóm sinh viên đại học Y Dược, thành lập website nguoibenh.com.vn với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ người bệnh tất cả mọi thông tin cần thiết liên quan đến thuốc, bệnh, quy trình khám bệnh, bác sĩ giỏi…và sắp tới là khám bệnh trực tuyến miễn phí. Chúng tôi hiểu và chia sẻ khó khăn với những người mắc phải một triệu chứng hoặc không may là một căn bệnh nào đó. Mới ra đời năm 2016 nên rất ít người bệnh biết đến website, vì thế chúng tôi rất cần quý anh/chị giúp chúng tôi một tay bằng cách giới thiệu cho người quen của mình hoặc đơn giản là chia sẻ website lên Facebook, Google Plus…để nhiều người bệnh hơn nữa biết đến trang web. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và cùng hi vọng ngày càng nhiều người bệnh được giúp đỡ.

HÃY CÙNG CHUNG TAY CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY ĐẾN MỌI NGƯỜIchia sẻ lên facebook