Có nên tiêm Vắc xin Quinvaxem? Nỗi hoang mang của bố mẹ
Như chúng ta đã biết, vắc xin Quinvaxem là loại kết hợp 5 trong 1, dùng để phòng các bệnh: ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (tìm hiểu về đặc tính của Quinvaxem chi tiết hơn trong bài viết “đặc tính vắc xin Quinvaxem“). Tuy nhiên, từ đầu năm 2015 đến nay, có nhiều trẻ em sau tiêm phải nhập viện, thậm chí có bé đã tử vong. Vì vậy, các ông bố, bà mẹ cần cân nhắc có nên tiêm vắc xin này cho trẻ hay không.
Gia đình của một bé bị tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm Quinvaxem tại Đăk Nông ngày 3/9
Các con số đáng lo ngại về vắc xin Quinvaxem
Có nên tiêm vắc xin Quinvaxem
Được áp dụng theo chương trình tiêm chủng mở rộng (Việt Nam được tài trợ và tiêm miễn phí cho mọi người) từ 06/2010. Tuy nhiên, đến tháng 5/2013, phải tạm dừng 5 tháng trên toàn quốc sau khi xảy ra 43 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm, trong đó có 5 trường hợp tử vong.
Từ đầu năm 2015 đến nay, có 16 ca phản ứng nặng sau tiêm trong đó có 8 ca tử vong (theo bộ y tế lý giải là trong 8 ca tử vong này chỉ có 1 là do sốc phản vệ, còn lại là do trùng hợp ngẫu nhiên).
Tình trạng vắc xin thay thế
Ngoài vắc xin Quinvaxem trên thị trường còn có các loại vắc xin dịch vụ khác để thay thế (có tính phí) như Infanrix-Hexa (6 trong 1) và Pentaxim (5 trong 1).
Nước ta tuy còn nghèo nhưng việc bỏ ra 1 ít chi phí để con trẻ được tiêm phòng an toàn thì dù tầng lớp nào trong xã hội cũng hoàn toàn ủng hộ việc này.
Tuy nhiên, không có vấn để gì để nói nếu các vắc xin dịch vụ kia không bị khan hiếm như hiện tại, cụ thể Bộ Y Tế đã thông báo, trong năm 2015 này và cho cả năm 2016, sẽ không có đủ vắc xin dịch vụ cung ứng cho thị trường.
Bộ Y Tế nói gì với thực trạng trên
Trước các con số đáng lo ngại của vắc xin Quinvaxem, Bộ Y Tế vẫn tiếp tục cho triển khai vắc xin này một cách bình thường và dẫn ra các con số để chứng minh rằng Quinvaxem không đáng lo ngại:
- Tỷ lệ tai biến do Quinvaxem tại Việt Nam là 4.5 trường hợp/1 triệu liều thấp hơn nhiều so với khuyến cáo của WHO là 20 trường hợp/1 triệu liều.
- Tỷ lệ tai biến thực tế tại Việt Nam của vắc xin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván là 20 trường hợp/1 triệu liều, Viêm gan B là 1-2 trường hợp/1 triệu liều, Uốn ván là 1-6 trường hợp/1 triệu liều.
Với con số thống kê trên của Bộ Y Tế thì vắc xin Quinvaxem là hoàn toàn bình thường, thậm chí là rất tốt. Vậy tại sao nhiều phụ huynh đang hoang mang?
Còn về việc khan hiếm vắc xin dịch vụ để thay thế Quinvaxem, Bộ Y Tế cũng đã lên tiếng khẳng định, nguyên nhân là do nhà cung cấp không sản xuất kịp các đơn đặt hàng của nhiều nước. Phải đặt trước từ 2 đến 3 năm thì mới có.
Vậy chúng ta nên làm gì lúc này?
Có nên cho con chúng ta tiêm vắc xin Quinvaxem?
Nếu tiêm thì liệu có an toàn như thông tin trên của Bộ Y Tế?
Nếu ko tiêm thì cũng không có vắc xin nào thay thế, chẳng lẽ không cho tiêm, không cho tiêm thì sau này có chống chọi lại được với bệnh tật?
Vắc xin Quinvaxem – Tiêm hay không tiêm? một câu hỏi mà rất nhiều gia đình đang đi tìm câu trả lời
Ý kiến và lâp luận khách quan của chuyên gia
Dưới đây là các lập luận của chuyên gia – Tiến sĩ – bác sĩ Trần Tuấn – Giám đốc TT nghiên cứu và đào tạo PT Cộng đồng, Trưởng ban vận động liên minh chính sách Y tế, người đã từng có nhiều năm làm các chương trình tiêm chủng của Bộ Y Tế từ những năm 80:
- Phải cho ngưng ngay 1 loại vắc xin mà gây ra chết người. Bản chất của vắc xin là không thể gây chết người được. Vì vậy, việc đầu tiên là phải cho ngừng ngay việc tiêm vắc xin Quinvaxem
- Về con số của Bộ Y Tế đưa ra cho tỷ lệ tai biến của Quinvaxem là 4.5 trường hợp/1 triệu liều, ông cho rằng con số này không chính xác. Việc lấy mẫu có thể không đúng vì các cở y tế tiêm phòng Quinvaxem cũng là các cơ sở tiêm dịch vụ (và đa phần là tiêm dịch vụ là chủ yếu, tiêm mở rộng thì theo định kỳ) vì vậy có thể việc lấy mẫu của Bộ Y Tế không chính xác. Điều này làm cho thông tin trên của Bộ Y Tế có thể không đúng.
- Đúng như Bộ Y Tế đã nêu, có những vắc xin khác có tai biến nhiều hơn Quinvaxem, nhưng rõ ràng không có vắc xin nào gây tai biến nặng và chết người như Quinvaxem. Các vắc xin khác có thể gây nóng, sốt, sưng đỏ vùng tiêm nhưng ở tình trạng nhẹ và không hề gây chết người.
- Về việc Bộ Y Tế cho rằng trong 8 người tử vong do tiêm Quinvaxem từ đầu năm 2015 chỉ có 1 trường hợp là sốc thuốc phản vệ còn lại 7 trường hợp là trùng hợp ngẫu nhiên. Nghĩa là những bé này, sau khi tiêm Quinvaxem, thì bị bệnh hay một nguyên nhân nào đó không liên quan đến Quinvaxem gây ra chết. Bác sĩ Tuấn cho rằng, từ khi ông tham gia các chương trình tiêm chủng của Bộ từ những năm 80, ông không thấy có trường hợp nào chết ngẫu nhiên do tiêm chủng như vậy. Vậy tại sao đối với Quinvaxem lại có số trường hợp chết ngẫu nhiêu nhiều như vậy???
- Về việc khan hiếm vắc xin dịch vụ, theo bác sĩ Tuấn, một phần việc này là do cách làm của ngành y tế chúng ta. Nếu chúng ta cứ giao việc nhập khẩu vắc xin cho doanh nghiệp và để thị trường vắc xin tự do theo quy luật cung cầu thì làm gì có chuyện khan hiếm trên. Rõ ràng, khi có nhiều người dùng thì các doanh nghiệp tự họ nhận biết và sẽ lo việc nhập khẩu làm sao để đáp ứng được nhu cầu này. Với thời đại hiện nay, không khó để nhập một mặt hàng nào đó từ bất kỳ nước nào trên thế giới. Việc Bộ Y Tế phải làm lúc này chỉ là làm sao tạo một hành lang pháp lý và quản lý vắc xin dựa theo hành lang này. Nếu chúng ta cứ bảo thủ nói rằng khan hiếm vắc xin là do nhà sản xuât không cung cấp kịp thì tại sao các nước khác trên thế giới không bị khan hiếm. Nếu xác định phải đặt trước 2-3 năm mới có vắc xin tại sao chúng ta không chủ động chuẩn bị trước, mà phải đợi đến khi hết vắc xin rồi mới nhận ra vấn đề này.
Giải pháp nào là tốt nhất trong thời điểm hiện tại
Theo nguoibenh.com.vn, phụ huynh có thể tham khảo các phương án sau khi không tìm ra được nguồn vắc xin thay thế Quinvaxem (tại thời điểm hiệm tại thì đang có vắc xin dịch vụ Pentaxim, nhưng đang hiếm hàng và rồi cũng sẽ hết):
- Nếu có điều kiện, phụ huynh có thể đưa con em mình ra nước ngoài (Singapore là phổ biến nhất) để tiêm kết hợp với du lịch. Phương án này hiện này đang được các gia đình khá giả hưởng ứng và thực hiện. Quý phụ huynh nếu muốn tham khảo thêm về phương án này, có thể tiềm kiếm trên Google hoặc Facebook (về các hội – nhóm – chủ đề trên diễn đàn… được lập ra để chia sẻ kinh nghiệm về phương án này).
- Nếu không có điều kiện, phụ huynh có thể tiêm thành nhiều mũi lẻ. Với cách này, phụ huynh có thể không cần tiêm tất cả 5 bệnh như trong vắc xin Quinvaxem mà nên xem xét những bệnh nào có thể dễ mắc phải trong tương lai và tiêm từng bệnh riêng lẻ cho bé. Có thể việc đi lại nhiều lần, gây chút ít khó khăn nhưng chúng ta không phải phập phồng lo sợ như khi tiêm Quinvaxem.
- Một phương án cũng có nhiều người đồng tình đó là có thể không cần thiết phải tiêm vắc xin phòng bệnh. Với việc phát triển như hiện tại của ngành y, các bệnh như Sởi, Ho gà, Uống ván…không còn phải là vấn đề nghiêm trọng nữa. Phụ huynh có thể có các biện pháp ngăn ngừa khác như dinh dưỡng tốt cho trẻ, theo dõi kỹ, phát hiện sớm bệnh cho trẻ… Các bệnh trên chỉ gây nguy hiểm cho trẻ khi trẻ đang ở một trường hợp đặc biệt như bị suy dinh dưỡng hay mắc một triệu chứng bệnh khác…
- Phương án cuối cùng cũng cần phải xét đến là “sống chung với lũ Quinvaxem”. Trong trường hợp này quý phụ huynh cần quan tâm đến việc cho trẻ thăm khám kỹ trước khi tiêm. Việc này là hết sức quan trọng, vì trẻ không có sức khẻo tốt (đang bị bệnh gì đó, hay đang trong tình trạng thiếu dinh dưỡng, cơ thể suy nhược…) thì khi đưa kháng thể vào người lúc này sẽ không tốt cho bé, dễ gây các biến chứng khó lường. Việc chọn lựa cơ sở có đội ngũ y bác sĩ tốt, tận tình thăm khám cho trẻ trước khi tiêm cũng là một lựa chọn nên làm. Thêm vào đó, quý phụ huynh cũng nên chú ý các vấn đề như trong video bên dưới:
Những lưu ý khi cho trẻ đi tiêm vắc xin Quinvaxem
Tóm lại, đây là một vấn đề rất khó cho các quý phụ huynh ở thời điểm hiện tại. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi người mà nên có cách giải quyết cho phù hợp.
Chúng tôi là một nhóm sinh viên đại học Y Dược, thành lập website nguoibenh.com.vn với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ người bệnh tất cả mọi thông tin cần thiết liên quan đến thuốc, bệnh, quy trình khám bệnh, bác sĩ giỏi…và sắp tới là khám bệnh trực tuyến miễn phí. Chúng tôi hiểu và chia sẻ khó khăn với những người mắc phải một triệu chứng hoặc không may là một căn bệnh nào đó. Mới ra đời năm 2016 nên rất ít người bệnh biết đến website, vì thế chúng tôi rất cần quý anh/chị giúp chúng tôi một tay bằng cách giới thiệu cho người quen của mình hoặc đơn giản là chia sẻ website lên Facebook, Google Plus…để nhiều người bệnh hơn nữa biết đến trang web. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và cùng hi vọng ngày càng nhiều người bệnh được giúp đỡ.
Có thể bạn quan tâm
- Các đặc tính cần biết của vắc xin Inflexal V
- Tóm tắt đặc tính vắc xin Pentaxim – vacxin dịch vụ đang nóng hiện nay
- Cách xác định lọ vắc xin còn sử dụng được hay không thông qua tem nhiệt độ trên lọ
- Đặc tính vắc xin Heberbiovac HB và những điều cần biết
- Chi tiết về đặc tính vắc xin Sởi và Rubella (vắc xin MR)