3 dấu hiệu đặc trưng của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, khi cuộc đời đã gần đi hết, ngoài những lí do này người già thường có cảm giác buồn chán, tuyệt vọng không rõ nguyên nhân. Có ít nhất 1 trong 6 người già bị mắc bệnh trầm cảm và 1 trong số 10 người phát bệnh với chứng trầm cảm. Trầm cảm ở người cao tuổi là căn bệnh cần được sự hỗ trợ từ phía gia đình, người thân và cộng đồng.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê cứ 20 người bình thường có một người từng rơi vào giai đoạn trầm cảm. Phụ nữ có tỷ lệ mắc chứng trầm cảm cao gấp đôi nam giới [2]. Có nhiều yếu tố khác nhau tác động, góp phần làm tâm trạng của một người bị ảnh hưởng kéo dài dẫn đến trầm cảm. [3]
Bệnh trầm cảm thường được chẩn đoán cùng với các tình trạng rối loạn tâm thần khác. Trầm cảm khác với những dao động tâm trạng thông thường và những phản ứng cảm xúc ngắn khi đối mặt với khó khăn. Khi bệnh trầm cảm phát triển tới mức độ nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nó cũng khiến người bệnh làm việc kém năng xuất, học hành trì trệ, mối quan hệ trong gia đình ảnh hưởng tiêu cực.
Phân loại mức độ trầm cảm
Mặc dù mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm chưa được thống nhất, nhưng có thể phân độ nghiêm trọng thông qua triệu chứng, thời gian và các suy giảm chức năng cơ thể đi kèm. Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ cho rằng mức độ và triệu chứng của bệnh trầm cảm có mối liên kết [5]. Trầm cảm được chia ra các mức độ bệnh như sau:
- Triệu chứng dưới ngưỡng trầm cảm: có ít hơn 5 triệu chứng trầm cảm.
- Trầm cảm nhẹ: có hơn 5 triệu chứng trầm cảm, các triệu chứng làm suy giảm chức năng nhẹ.
- Trầm cảm vừa phải: các triệu chứng trầm cảm có ảnh hưởng đến chức năng cơ thể nhẹ hoặc nặng.
- Trầm cảm nặng: có hầu hết tất cả các triệu chứng trầm cảm, ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động, đời sống, công việc, học tập và sức khỏe.
Các triệu chứng có mối liên quan chặt chẽ với mức độ suy giảm chức năng cơ thể, hoạt động ăn, uống, ngủ, độ tập trung… Quy ước theo thời gian, bệnh trầm cảm cũng được chia theo mức độ bệnh.
- Cấp tính: có triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng từ 2 tuần đến dưới 2 năm.
- Mãn tính: triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng kéo dài hơn 2 năm. Trên thực tế, tốt nhất nên xem xét thời gian cụ thể và mức độ kéo dài của các triệu chứng với từng cá nhân cùng mức độ nghiêm trọng của nó.
3 dấu hiệu đặc trưng của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Dấu hiệu 1: Trầm cảm tâm lý
Một số người khi bị trầm cảm sẽ có triệu chứng tâm lý rõ rệt, với các biểu hiện như:
- Tâm trạng thường xuyên buồn bã.
- Cảm thấy vô vọng và bất lực.
- Có lòng tự trọng thấp.
- Dễ khóc.
- Cảm thấy tội lỗi.
- Cáu kỉnh và nổi nóng.
- Không có động lực và hứng thú với mọi chuyện kể cả sở thích.
- Rất khó đưa ra quyết định.
- Cảm thấy lo lắng nhiều đối với mọi việc, kể cả chuyện rất nhỏ.
- Có ý nghĩ tự tử hoặc suy nghĩ làm tổn thương cơ thể.
Dấu hiệu 2: Trầm cảm thể chất
Bên cạnh các triệu chứng tâm lý, người mắc bệnh trầm cảm còn gặp các vấn đề liên quan đến thể chất như sau:
- Di chuyển chậm, nói chậm hơn bình thường.
- Thay đổi khẩu vị, chán ăn, sụt cân, đôi khi bị táo bón.
- Đau nhức không rõ nguyên nhân.
- Thiếu năng lượng.
- Giảm ham muốn tình dục.
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
- Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ.
Dấu hiệu 3: Trầm cảm xã hội
Người bị trầm cảm sẽ có những biểu hiện cách ly xã hội, như là:
- Không thích hay né tránh tiếp xúc với bạn bè và các hoạt động chung.
- Không còn hứng thú với sở thích.
- Gặp rắc rối trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Vì sao người cao tuổi bị trầm cảm
Trầm cảm ở người cao tuổi khiến người bệnh có xu hướng luôn đổ lỗi cho bản thân vì những sự việc không may xảy ra, không còn hứng thú với những việc hàng ngày trong cuộc sống. Bệnh nhân không còn quan tâm đến bản thân và mọi người xung quanh, suy nghĩ theo hướng tiêu cực khiến bệnh ngày một nặng hơn.
Tìm ra nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở người cao tuổi là cách giúp người bệnh giải quyết tận gốc vấn đề, tránh được bệnh trở nặng hơn và khả năng điều trị, phục hồi tốt hơn. Theo phân tích, những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở người cao tuổi gồm có:
Bệnh lý: Nghiên cứu cho thấy một số bệnh lý ở người già cũng có thể ảnh hưởng nhất định đến tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm, điển hình nhất là bệnh Parkinson. Người mắc bệnh trầm cảm do nguyên nhân này có thể điều trị đơn giản và nhanh chóng hơn.
Trải nghiệm buồn: Người cao tuổi có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, ngoài các trải nghiệm vui còn có những trải nghiệm rất buồn khiến tâm lý của người lớn tuổi bị ảnh hưởng, có chiều hướng đi xuống và dần thu mình lại. Những trải nghiệm buồn này có thể là cú sốc tâm lý như bạn bè, người thân ra đi mãi mãi, những điều đáng buồn không chia sẻ được với người khác.
Khó khăn: Người lớn tuổi tưởng chừng không cần lo toan điều gì nữa nhưng thực chất, họ cũng có những khó khăn nhất định trong cuộc sống và khi quá lo lắng về những điều này, họ có nguy cơ cao bị trầm cảm ở người cao tuổi.
Ốm đau: Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi có thể xuất phát từ những lần ốm đau liên tục khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản, nghĩ đến cái chết nhiều hơn và không còn thấy hứng thú với các sự vật, sự việc xung quanh.
Thuốc: Một số loại thuốc chữa bệnh có thể là tác nhân tăng nguy cơ trầm cảm ở người cao tuổi bởi tác động đến các hormone trong cơ thể, giảm thiểu hormone hạnh phúc và tăng hormone buồn bã.
Cần chăm sóc người cao tuổi bị trầm cảm như thế nào?
Chăm sóc người cao tuổi bị trầm cảm cần sự kiên nhẫn, thấu hiểu và yêu thương từ phía gia đình và cộng đồng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc người cao tuổi bị trầm cảm:
Tạo môi trường sống tích cực:
Môi trường sống gọn gàng, thoải mái: Giữ cho nhà cửa luôn gọn gàng, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng. Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, dễ dàng di chuyển để người cao tuổi không gặp khó khăn trong sinh hoạt.
Môi trường sống an toàn: Loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn trong nhà như cầu thang trơn trượt, ổ cắm điện hở,… để đảm bảo an toàn cho người cao tuổi.
Môi trường sống vui vẻ, hòa nhập: Khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu với bạn bè và hàng xóm. Tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động mà họ yêu thích.
Quan tâm và chia sẻ:
Dành thời gian trò chuyện: Dành thời gian trò chuyện, tâm sự với người cao tuổi một cách thường xuyên. Lắng nghe những tâm tư, tình cảm của họ một cách cởi mở và thấu hiểu.
Thể hiện sự quan tâm: Quan tâm đến sức khỏe, tâm trạng và những nhu cầu của người cao tuổi. Hỏi han họ thường xuyên và thể hiện sự quan tâm chân thành.
Khuyến khích chia sẻ: Khuyến khích người cao tuổi chia sẻ những khó khăn, lo lắng của họ. Giúp họ giải tỏa căng thẳng và tìm ra giải pháp cho những vấn đề gặp phải.
Hỗ trợ trong sinh hoạt:
Giúp đỡ trong việc nhà: Hỗ trợ người cao tuổi trong các công việc nhà như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa,… để họ không phải gánh vác quá nhiều việc.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng và phù hợp với sức khỏe của người cao tuổi. Khuyến khích họ ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
Khuyến khích tập thể dục: Khuyến khích người cao tuổi tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, cần lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe và khả năng của họ.
Nhắc nhở và động viên:
Nhắc nhở uống thuốc: Nhắc nhở người cao tuổi uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Giải thích cho họ hiểu về tác dụng và tác dụng phụ của thuốc để họ có thể tuân thủ điều trị tốt hơn.
Động viên tinh thần: Động viên tinh thần khi người cao tuổi cảm thấy chán nản, tuyệt vọng. Giúp họ có thêm niềm tin và sức mạnh để vượt qua bệnh tật.
Khen ngợi và khích lệ: Khen ngợi và khích lệ những nỗ lực của người cao tuổi trong quá trình điều trị. Việc này sẽ giúp họ cảm thấy được ghi nhận và có thêm động lực để tiếp tục cố gắng.
Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia:
Khuyến khích đi khám bác sĩ: Khuyến khích người cao tuổi đi khám bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tham gia các nhóm hỗ trợ: Tham gia các nhóm hỗ trợ dành cho người cao tuổi bị trầm cảm để họ có thể chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.
Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia: Nếu bạn cảm thấy quá tải hoặc không thể tự mình chăm sóc người cao tuổi, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý hoặc các tổ chức hỗ trợ xã hội.
Chăm sóc người cao tuổi bị trầm cảm là một hành trình dài và đầy thử thách. Tuy nhiên, với sự kiên nhẫn, thấu hiểu và yêu thương, bạn có thể giúp người thân của mình vượt qua căn bệnh này và tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc.
Có thể bạn quan tâm
- Cải thiện tình trạng táo bón ở người lớn tuổi: 6 cách đơn giản nhưng hiệu quả
- [ Bí quyết mẹ bỉm] Sau sinh nên ăn gì có sữa dành cho mẹ sau sinh
- Huyết áp cao không nên ăn gì? 👌【CHỌN LỌC】👌
- [Phòng Tránh]Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
- Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị